TPHCM:

Quyền lợi hưu trí không đủ trang trải cuộc sống?

Đó là kết quả khảo sát mới nhất của Tập đoàn Manulife Financial tại Châu Á. Theo khảo sát này, 9/10 nhà đầu tư tại Hồng Kông và Nhật Bản thiếu niềm tin vào hưu trí bắt buộc.

Chính tâm lý này dẫn đến những yêu cầu thay đổi hệ thống hưu trí. Và bỏ qua các sự tư vấn chuyên nghiệp, các nhà đầu tư châu Á đang có xu hướng trở thành “các nhà đầu tư tự quản”…

Hưu trí bắt buộc là nguồn thu chính của người nghỉ hưu?

Mặc dù hưu trí bắt buộc dự kiến sẽ là một trong ba nguồn thu nhập chính khi về hưu của các nhà đầu tư Châu Á nhưng khi được hỏi liệu họ có tin tưởng rằng hưu trí bắt buộc đủ đáp ứng nhu cầu về hưu của họ không thì chỉ có 38% nhà đầu tư trả lời "có". Lý do hàng đầu dẫn đến sự thiếu tin cậy này chính là những lo ngại về số tiền tiết kiệm nhận được từ hưu trí bắt buộc không đủ trang trải chi phí khi về hưu (43%). Các nhà đầu tư cũng lo ngại lợi nhuận đầu tư sẽ quá thấp và họ không thể dự đoán được những gì họ nhận được từ các kế hoạch hưu trí.

Nhân viên Manulife đang hướng dẫn một khách hàng
Nhân viên Manulife đang hướng dẫn một khách hàng

Một thực tế đáng chú ý là nơi nào có sự phụ thuộc vào hưu trí bắt buộc cao nhất thì sự tín nhiệm của nhà đầu tư nơi đó lại thấp nhất. Tại Hồng Kông và Đài Loan, các nhà đầu tư mong đợi quyền lợi hưu trí nhận được từ Chính phủ và các doanh nghiệp sẽ chiếm 18% thu nhập lúc về hưu, trong khi ở Trung Quốc Đại lục và Nhật Bản, con số này thậm chí còn cao hơn với mức tương ứng là 30% và 31%. Cứ 10 nhà đầu tư tại Hồng Kông và Nhật Bản thì có gần 9 người cho biết họ thiếu niềm tin vào hưu trí bắt buộc. Tại Đài Loan, con số này là 7/10, và ngay cả ở Trung Quốc Đại lục, nơi được Nhà Nước hỗ trợ mạnh mẽ cho các kế hoạch hưu trí thì con số này là 3/5.

Các nhà đầu tư kêu gọi thay đổi hệ thống hưu trí

Các nhà đầu tư trên khắp Châu Á đang kêu gọi cải tiến hệ thống hưu trí bắt buộc. Yêu cầu hàng đầu mà các nhà đầu tư đưa ra là họ muốn được tư vấn nhiều hơn về cách lập kế hoạch hưu trí (65%). Họ cũng yêu cầu linh hoạt hơn trong việc rút quỹ trước khi nghỉ hưu và phát triển đa dạng hơn các kênh đầu tư. Các nhà đầu tư cũng bày tỏ mong muốn tăng mức đóng góp hưu trí, nhưng họ cho rằng đây là trách nhiệm thuộc về chính phủ hoặc doanh nghiệp (60%) chứ không phải họ (30%).

Ông Robert A. Cook, Chủ tịch và Giám đốc điều hành Manulife Châu Á cho biết: "Hưu trí bắt buộc là trải nghiệm đầu tiên của nhà đầu tư trong kế hoạch tiết kiệm bắt buộc cho tương lai, vì vậy cần có một quá trình để các nhà đầu tư tìm hiểu các đặc điểm và lợi ích mà hưu trí bắt buộc mang lại. Việc các nhà đầu tư nhận ra họ cần được hướng dẫn thêm trong việc lập kế hoạch hưu trí là một điều tốt.

Chúng tôi cũng khuyến khích tất cả các nhà đầu tư phải có trách nhiệm hơn đối với kế hoạch nghỉ hưu của mình và phải có kế hoạch cho các nguồn thu nhập hỗ trợ khác. Lương hưu của chính phủ là một khởi đầu tốt, nhưng như các nhà đầu tư đã biết thì nó không đủ".

Trong khi đó, khảo sát của Manulife cũng cho biết, chỉ vài nhà đầu tư châu Á tham gia kế hoạch hưu trí tự nguyện. Và sự thiếu nhiệt tình của các nhà đầu tư thậm chí còn rõ ràng hơn đối với hưu trí cá nhân, chỉ có 1/5 các nhà đầu tư Châu Á cho biết họ có tham gia hưu trí tự nguyện hoặc có kế hoạch cho hưu trí.

Sơ đồ minh họa về khảo sát thị trường của các nhà đầu tư
Sơ đồ minh họa về khảo sát thị trường của các nhà đầu tư lẻ của Manulife

Thay vào đó, các nhà đầu tư châu Á hướng đến các nguồn thu nhập khác lúc về hưu, trong đó có gởi tiết kiệm (26%) và thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác như bất động sản (16%). Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng các nhà đầu tư châu Á đang không quản lý danh mục đầu tư theo cách có thể tạo ra nguồn thu nhập mà họ mong đợi. Chỉ hơn 1/3 nhà đầu tư nói rằng họ xem xét lại danh mục đầu tư mỗi quý một lần, và việc điều chỉnh phân bổ danh mục đầu tư rất hiếm.

Bà Donna Cotter, Trưởng phòng Quản lý tài sản Manulife Financial châu Á cho biết: "Việc không có nhiều người tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện và việc họ nhận thức được rằng kế hoạch hưu trí bắt buộc của chính phủ không đủ trang trải đã làm các nhà đầu tư tìm kiếm các kênh khác nhằm tạo thêm nguồn thu nhập lúc nghỉ hưu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải đảm bảo rằng các kênh thay thế mà họ đang đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận mà họ mong đợi với mức độ rủi ro không được quá cao, và danh mục đầu tư mà họ quản lý phải đa dạng đủ để đáp ứng nhu cầu của họ”.

Phổ biến hình thức lập kế hoạch tài chính theo kiểu “tự quản”

Tỷ lệ nhà đầu tư tìm đến sự tư vấn tài chính chuyên nghiệp chỉ chiếm một nửa so với Mỹ, các nhà đầu tư châu Á bày tỏ lo lắng về khả năng hoạch định kế hoạch hưu trí của mình, với hơn một nửa (55%) nhà đầu tư thừa nhận họ không hiểu kế hoạch hưu trí của chính phủ. Tuy nhiên, chỉ có 25% nhà đầu tư tìm đến sự tư vấn chuyên nghiệp bên ngoài để lập kế hoạch hưu trí – con số này chỉ bằng một nửa tại Mỹ. Phần lớn nhà đầu tư (60%) chỉ đơn giản là muốn được quản lý các khoản đầu tư của mình và bỏ qua sự tư vấn từ các chuyên gia như tư vấn tài chính, đại lý bảo hiểm hoặc nhân viên ngân hàng.

Hoạt động của một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp (Ảnh mang tính chất minh họa)
Hoạt động của một nhân viên tư vấn chuyên nghiệp (Ảnh mang tính chất minh họa)

Kết quả của cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng Nhật Bản có tỷ lệ các nhà đầu tư “tự quản” lớn nhất (76%), tỷ lệ này ở các nước Indonesia, Malaysia và Đài Loan đều trên 50%. Trong khi đó, có gần 3/5 nhà đầu tư trong khu vực dựa vào sự tư vấn của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp để lập kế hoạch tài chính, và chỉ gần một nửa các nhà đầu tư sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng.

Bình luận về xu hướng này, bà Donna Cotter, Trưởng phòng Quản lý tài sản Manulife Financial Châu Á cho biết: "Đầu tư theo hình thức tự quản sẽ rất tốt nếu các nhà đầu tư có đủ kiến thức, công cụ và thời gian nhưngtrong trường hợp  nược lại, các nhà đầu tư có thể sẽ nhận kết quả không mong đợi. Mỗi nhà đầu tư đều có mức độ am hiểu về tài chính khác nhau giúp hạn chế các rủi ro tài chính đối với các danh mục đầu tư mà họ quản lý. Tuy nhiên, điều này cũng tạo ra một rủi ro lớn khi các nhà đầu tư có thể tính toán sai hoặc bỏ qua một sản phẩm đầu tư phù hợp. Sẽ rất tốt nếu các nhà đầu tư dành thời gian để được các chuyên gia tư vấn”. 

Ngọc Trâm

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm