Phó chủ tịch phụ trách thiết kế của LIXIL ASIA chia sẻ kinh nghiệm đến các kiến trúc sư trẻ
Những chia sẻ về nguồn cảm hứng thiết kế bên cạnh những thông tin đã cung cấp tại hội thảo “Architecture Leader Perspective”, ông Antoine – Phó chủ tịch phụ trách thiết kế của LIXIL ASIA còn chia sẻ những kinh nghiệm, ý tưởng bên lề hội thảo.
Trên con đường theo đuổi nghề thiết kế, làm thế nào để ông kết hợp chuyên môn với cảm hứng của mình trong bối cảnh khác biệt của văn hoá và kinh tế giữa các quốc gia?
Quay trở lại vấn đề hiểu con người, tôi có một cách tiếp cận đó là sự đồng cảm. Thực tế tôi rất yêu thích việc tìm hiểu văn hoá, tìm hiểu xã hội và những điều đang diễn ra, tôi luôn học cách quan sát và cảm hứng đến một cách tự nhiên. Tôi cũng dành thời gian cho du lịch, đọc sách, cố gắng tìm hiểu và không quá quan tâm lý do vì sao vấn đề lại xảy ra hay xã hội sẽ đi về đâu. Một mặt bạn chỉ có thể tìm kiếm, một mặt bạn chỉ có thể hiểu; khi đó tôi cố gắng lắng nghe xem giải pháp nào có thể cải thiện cuộc sống của mọi người ở diện rộng. Đó chính là động lực sáng tạo của tôi. Cảm hứng của tôi là tập trung vào con người, du lịch thật nhiều, liên tục quan sát và tôi có kinh nghiệm với nhiều nền văn hoá khác nhau. Tóm lại, con người vẫn là đối tượng chính của tôi.
Bởi vì con người là nguồn cảm hứng thiết kế của ông, vậy đâu là sự khác biệt giữa làm việc với người châu Âu và người Việt Nam?
Không khó để làm việc giữa các khu vực trên thế giới , cảm hứng mới là điều tôi quan tâm. Tôi nghĩ vấn đề chính là xác định rõ ràng các mục tiêu, làm việc ở châu Âu thì không thành vấn đề bởi nơi đó là nơi tôi sống và làm việc. Thực tế là tôi sử dụng tâm lý để tìm hiểu và nghiên cứu giúp tìm ra giải pháp ở khu vực mà tôi sinh sống. Đúng là tôi đến từ châu Âu, nhưng đầu tiên tôi làm cho một công ty phát triển ở thị trường châu Á: Việt Nam, Trung quốc , Thái lan... sau đó tôi lại làm việc cho một công ty cung cấp giải pháp cho thị trường châu Á; nên tôi có trực giá để hiểu về khu vực này điều mọi người mong muốn.
Thực tế là bạn biết đấy, người châu Á giờ du lịch sang châu Âu rất nhiều và ngược lại, chúng ta đang thấy sự hòa quyện giữa hai khu vực này. Chúng ta sống trong thời kỳ công nghệ và du lịch, chính vì thế công việc dễ dàng trở nên cần bằng, đồng thời những khác biệt cũng dần được xóa bỏ.
Chúng ta đang thấy một xu thế dịch chuyên giữa các châu lục. Ông có rất nhiều trải nghiệm khi ông làm việc ở Việt Nam, ông có thể cho biết điều nào gây ảnh hưởng mạnh tới cảm hứng thiết kế của mình tại Việt Nam?
Đầu tiên, mỗi khi tôi tới Việt Nam tôi rất thích năng lượng ở đây, Hồ Chí Minh, Hà Nội đều là những nơi truyền cảm hứng cho tôi. Bất cứ khi nào tôi tới đây, những thái độ tích cực của mọi người khiến bạn muốn lao về phía trước để làm những điều tốt đẹp. Một xã hội năng động, dưới tác động của nền kinh tế đang phát triển, mọi người rất sẵn sàng cởi mở cho những cách tiếp cận mới, những cải tiến, với tôi đó là cơ hội để sáng tạo, và thực sự đây là một nơi tuyệt vời để làm thiết kế, một nơi đầy cuốn hút để làm việc, rất nhiều cơ hội và nhiều thứ để bạn làm.
Việt Nam với ông là một nơi đầy năng lượng và tích cực, tuy nhiên ông đã bao giờ tới những vùng xa xôi, nơi những người nghèo sinh sống? Với tư cách là một nhà thiết kế, một lãnh đạo của Lixil ông đã hành động như thế nào hỗ trợ hoàn cảnh của họ?
Đó cũng là chiến lược của tập đoàn, chúng tôi phải thường xuyên tiếp cận các hoàn cảnh khác biệt, những khu vực khó khăn sẽ có nhu cầu khác với những khu vực thành phố phát triển, điều này tác động tới những chức năng sản phẩm. Công việc của tôi là phải đáp ứng tốt nhất từng nhu cầu cụ thể, không chỉ cung cấp một giải pháp chuyên biệt cho khu vực đó. Một lần nữa chúng ta đều biết nhu cầu của khu vực đô thị và nông thông là khác nhau, và công việc của tôi là làm cân bằng điều đó, đem tới giải pháp cụ thể để giảm thiểu sự khác biệt. Và quan trọng hơn nữa là một giải pháp cho tất cả mọi người.
Đó là lý do Inax và American Stardard cung cấp các giải pháp khác nhau cho các phong cách sống khác nhau.
Câu hỏi cuối cùng, với vai trò là một Phó chủ tịch phụ trách thiết kế của LIXIL ông có lời khuyên nào cho các KTS trẻ theo đuổi nghề nghiệp lâu dài?
Tôi khuyến khích tất cả các kiến trúc sư và nhà thiết kế trẻ hãy khám phá thế giới, với những cách tiếp cận và góc nhìn khác nhau , hãy tìm hiểu thế giới từ bên trong. Rất quan trọng khi bạn khám phá thế giới một cách ít tốn kém nhất qua các quốc gia khác nhau. Bạn biết đấy, chúng ta luôn băn khoăn chúng ta đến từ đâu, chúng ta sẽ trở thành ai, thật tuyệt nếu bạn có thể trộn lẫn những thứ bạn tìm thấy từ khắp nơi, những điều xấu, điều tốt bạn có được từ những nơi đó sẽ có ứng dụng rất nhiều đối với nơi bạn sinh ra và lớn lên.
Nhưng nhà thiết kế trẻ nên thực hành nghề nghiệp, rất quan trọng khi bạn có tư duy rộng mở, có mục tiêu, hiểu đúng sai, hãy mạnh mẽ và cố gắng tìm cảm hứng từ công việc của mình. Quan trọng là bạn phải sáng tạo.
Cảm ơn ông đã tham gia buổi nói chuyện ngày hôm này.
PV