Phát triển chuỗi nhà thuốc trong bệnh viện: Không phải là điều dễ dàng

(Dân trí) - Cuối năm 2017 MWG khởi động mảng kinh doanh dược phẩm bằng việc mua lại chuỗi nhà thuốc Phúc An khang,và tiếp sau đó theo dự định sẽ mở rộng hệ thống nhà thuốc khắp cả nước.


Một nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện ở Thanh Hóa

Một nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện ở Thanh Hóa

Tuy nhiên đã nửa năm trôi qua , với mô hình thí điểm chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang này có vẻ như MWG vẫn đang dậm chân tại chỗ. Cộng với việc khó khăn của chuỗi bách hóa xanh khiến cho MWG trở nên ke tay,hay việc phát triển chuỗi nhà thuốc ngay tại trung tâm các thành phố lớn là hướng đi chưa đúng với thực tế thị trường ngành dược

Khi mà các ông lớn với tiềm lực tài chính khổng lồ này đang loay hoay thì không phải không có những ví dụ cho thấy, có những công ty nhỏ lại làm được việc này.

Ví dụ như tại Thanh Hóa, theo phản ánh của người dân, có doanh nghiệp như Công ty DL chỉ trong khoảng 1 năm trở lại đây đã thâu tóm, xây dựng chuỗi dược của mình.

Rất khôn ngoan khi công ty này chọn hướng đi là phát triển nhà thuốc trong khuôn viên bệnh viện như : bệnh viện đa khoa tp Thanh Hóa,bvđk Hậu Lộc, bvđk Thạch Thành…

Với tốc độ phát triển đó khi đánh giá Công ty DL như là một Thế giới di động thứ 2 của 10 năm trước khi bắt đầu xây dựng chuỗi bán lẻ điện thoại vậy

Thị trường dược nước ta với quy mô doanh thu 5,4 tỉ USD trong đó kênh bệnh viện khoảng 2,3 tỉ USD. Với lợi thế độc quyền mỗi bệnh viện một nhà thuốc và lợi thế vị trí như vậy cũng là thế mạnh quá lớn của nhà thuốc bệnh viện so với thị trường phân mảng bên ngoài.

Thế nên song song với việc xây dựng nhà thuốc tại các thành phố lớn thì MWG cũng đồng thời chú trọng phát triển chuỗi nhà thuốc trong hệ thống bệnh viện để tạo uy tín,chất lượng cho riêng mình.

Cụ thể ở dây là với tiềm lực tài chính vững mạnh như vậy MWG hãy đầu tư mạnh vào các nhà thuốc còn lại ở tỉnh Thanh hóa nơi mà sở y tế ở đây có cơ chế mở nhất để đón các doanh nghiệp.

Khoảng 2 năm trở lại đây, ngành bán lẻ dược chứng kiến cuộc chạy đua của không ít nhà đầu tư. Đầu tiên là cuộc chạy đua mở rộng mạng lưới. Kể từ khi khai trương nhà thuốc đầu tiên (năm 2007), đến nay, Phano đã có 60 nhà thuốc. Theo sát Phano là Pharmacity (39 nhà thuốc), Sapharo (18 nhà thuốc), Phúc An Khang (18 nhà thuốc). Riêng Mỹ Châu duy trì 8 nhà thuốc, Eco đạt 11 nhà thuốc... Đáng chú ý, tân binh Vistar mới khai trương nhà thuốc vào năm ngoái, nay cũng thiết lập được 20 nhà thuốc.

PV