Lên Tây Nguyên xem “trẻ hóa” cà phê già

(Dân trí) - Chuyện thời sự nhất ở Đắc Lắk bây giờ là diện tích cà phê già cỗi đang tăng chóng mặt, sản lượng cà phê đứng trước nguy cơ sụt giảm.

Người ta e ngại “ngôi vị”“thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột” sẽ phải nhường cho vùng khác bởi phải mất tới 6 năm cây cà phê tái canh mới cho thu hoạch.

Chuyện thời sự thứ hai, rất nóng những ngày cuối tháng 3 này là nhiều vườn cà phê già cỗi bỗng dưng bừng bừng nở hoa muộn. Nhiều thân cà phê 25 năm tuổi, vụ trước còn nằm trong ‘danh sách” chặt bỏ thì vụ này đơm bông trắng muốt, dày đặc, thậm chí hoa còn leo cả lên thân chính để trổ ra từng chùm.

Người trồng cà phê khắp 14 huyện thị, thành phố Đắc Lắk kháo nhau cà phê già có thể “cãi lão hoàn đồng” nhờ sử dụng một loại phân bón hữu cơ sinh học có tên N-H; A-H của công ty CP Thanh Hà.

Lên Tây Nguyên xem “trẻ hóa” cà phê già

Hoa cà phê cuối vụ ở Đắc Lắk

 Cà…già và Cà..tơ

Ngợp giữa vườn cà phê hoa trắng xóa, thơm ngát, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lương và anh Tôn Thất Huế (ở xã Quảng Tiến, huyện CưMgar) cười nói không ngớt khi khách hỏi thăm chuyện 550 gốc cà “già” (niên đại gần 20 năm tuổi) được “cải lão hoàn đồng” thành “cà tơ”.

Vườn cà phê này vợ chồng chị Lương mua lại cách đây 7 năm, khi ấy cây cà đã già cỗi rồi. Vụ năm ngoái, từ 660 cây anh chị phải chặt bỏ 160 cây còn lại 550 cây đỏ quạch, ốm nhom mỗi vụ cho thu hoạch chỉ bằng nửa nhà hàng xóm.

Xót ruột với vườn cà già, anh chị hỏi han nhiều nơi, vô tình gặp đúng nhân viên kỹ thuật của công ty Thanh Hà.

Đầu năm 2010, vợ chồng chị bắt đầu sử dụng chế phẩm N-H; A-H phun cho 550 cây cà già. “Lúc phun xong thấy lá xanh trở lại, đất dưới gốc tơi xốp hơn nhưng đầu vụ hoa chỉ ra lác đác. Gần cuối vụ tưởng nó không ra hoa nữa, ai ngờ nó bung ra từ gốc tới ngọn, đầy luôn. Vụ đó, tôi thu về 3,2 tấn cà, mừng hết biết”, chị Lương chia sẻ.

Anh Huế, chồng chị cho biết thêm không chỉ “cứu” cà già, chế phẩm A-H; N-H còn giúp cho chi phí đầu tư cho vườn cà giảm tới mức thấp nhất. “ Từ khi sử dụng A-H; N-H, tôi không phải đổ thêm phân hữu cơ, trước chi phí cho 1 ha cà là 30-40 triệu đồng/vụ, nay gia đình tôi chỉ phải đầu tư 17-18 triệu đồng/vụ mà năng suất lại tăng gấp đôi”, anh Huế nói.

Niềm vui của vợ chồng chị Lương, anh Huế còn nối tiếp khi chỉ cho chúng tôi xem những cành hoa đã đậu chi chít quả. Với tỷ lệ đậu này, năng suất vườn cà năm nay chắc chắn còn tăng hơn năm trước. Hơn nữa, anh Huế cho biết với tỷ lệ hoa và quả đồng đều, dự báo khi chín cũng sẽ chín đồng loạt, gia đình anh chị còn tiết kiệm được công thu hoạch cà phê.

Cũng từng đau đầu với cà…già, anh nông dân Phạm Văn Hùng ở khối 9 thị trấn Phước An, huyện Krông Pak cho biết năm trước anh cũng suýt phá sản vì cả lúa lẫn cà phê đều bệnh. Lúa thì vàng lùn, cà phê thì già cỗi, thiếu nước, lá vàng, trái rụng. Mua sản phẩm Thanh Hà về cứu lúa thành công, anh gọi điện cho giám đốc công ty nhờ ‘cứu” cà phê. 1,6 ha 30 năm tuổi của anh Hùng sau khi sử dụng A-H; N-H của công ty Thanh Hà đã phục hồi nhanh chóng, năng suất lên tới 4,5 tấn/ha vào niên vụ 2011.

Lên Tây Nguyên xem “trẻ hóa” cà phê già

Lên Tây Nguyên xem “trẻ hóa” cà phê già

Không chỉ ‘cứu” được cà già, với những vườn cà tái canh, chế phẩm A-H; N-H của công ty Thanh Hà cũng cho kết quả đáng ngạc nhiên. Bác Vương Đức Hợi (thôn 8, xã Cưni, huyện Earka) cho biết gia đình bác có 1ha cà phê tái canh. Năm đầu tiên tái canh, cà phát triển tốt nhưng 2 năm sau ( cuối năm 2011) vườn cà tái canh bắt đầu vàng lá.

“Tôi nhổ thử lên thì rễ cây bị cong lên, không bám được vào đất. Các anh bên nông nghiệp bảo do tôi không luân canh, đất nhiễm tuyến trùng gây nên. Sau khi dùng N-H; A-H của Cty Thanh Hà thì bệnh long gốc, vàng lá của cây càphê chấm dứt, vườn càphê đã xanh tốt trở lại. Sang năm gia đình tôi sẽ được thu hoạch lứa càphê tái canh đầu tiên”, bác Hợi vui mừng cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Minh ở xã Ea Bhoc, huyện Cưkun thì khẳng định, sử dụng A-H; N-H của công ty Thanh Hà có thể giúp bà con rút ngắn quá trình phục hồi, tái canh cà phê già. Thay vì mất 6 năm mới có thu hoạch lại ( nếu chặt bỏ cà già và trồng cà mới) thì chỉ với 3 năm vườn cà tái canh đã cho thu hoạch lại, năng suất không hề sụt giảm.

Giải bài toán xây dựng vùng cà phê bền vững

Đắc Lắk lâu nay là thủ phủ cà phê với hơn 190.760 ha, sản lượng trung bình 400.000 tấn/năm. Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của tỉnh này, ảnh hưởng trực tiếp tới đại bộ phận nhân dân trên địa bàn. Vì thế, nói không ngoa thì sự phát triển, bền vững của ngành cà phê gắn liền với sự phát triển KT-XH và ổn định chính trị của tỉnh Đắc Lắk.

 Tuy nhiên, cà phê Đắc Lắk đang phải đối mặt với việc giảm sản lượng do diện tích vườn cà phê già cỗi ngày càng tăng nhanh. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Đắc Lắk, hiện diện tích cà phê bằng và trên 20 năm tuổi là gần 46 nghìn ha; bằng và trên 25 năm tuổi là trên 4,1 nghìn ha; bằng và trên 30 năm tuổi là trên 1,4 nghìn ha. Vườn cà phê cần tái canh ngay trong năm 2012 là gần 5 nghìn ha, đến năm 2015 tăng gần gấp đôi.  

Xác định trẻ hóa cây cà phê là nhu cầu bức bách hiện nay của bà con, ngành nông nghiệp tỉnh Đắc Lắk đã đưa ra nhiều giải pháp từ phương án trẻ hóa đội cây tới một đề án phát triển cà phê bền vững, trong đó sẽ chặt bỏ toàn bộ diện tích cà phê già để tiến hành trồng tái canh và thay thế cà phê bằng cây ca cao và cây bơ cao sản.

Ông Nguyễn văn Sinh, PGĐ Sở NN&PTNT tỉnh Đắc Lắk cho biết Sở đang tiến hành rà soát lại cụ thể diện tích cà phê ở từng huyện, thị nhằm quy hoạch chuyển đổi diện tích tái canh. Tuy nhiên, đây là “cuộc cách mạng khó khăn” bởi 85% diện tích càphê nằm trong dân. Trong khi nếu muốn tái canh theo kế hoạch thì chỉ thực hiện được đối với các doanh nghiệp lớn. “Còn đối với dân thì rất khó, không thể bảo năm nay chặt cà phê già đi là họ chặt”, ông Sinh khẳng định.

Lên Tây Nguyên xem “trẻ hóa” cà phê già

Ông Nguyễn Anh Kết ( bên phải) hướng dẫn người nông dân dùng chế phẩm A-H, N-H trẻ hóa cà phê già

Mặt khác theo ông Sinh: “Hầu hết diện tích càphê già cỗi khi phá đi trồng lại ngay đều thất bại, cây cà phê non đều sinh bệnh chết. Theo quy trình tái canh cây càphê tạm thời do Bộ NN&PTNT ban hành, ít nhất phải mất 3 năm luân canh cây khác, sau đó mới tái canh cây cà phê. Như vậy phải 6 năm sau mới thu hoạch cà phê trở lại được”.

Thực tế, năm 2012 Hiệp hội cà phê hỗ trợ cho người dân Đắc Lắk 1,6 tấn hạt giống để ươm trồng giống mới, tỉnh khuyến khích người dân tái canh nhưng hầu hết các diện tích phá đi trồng lại ngay đều thất bại.

Ông Sinh cũng cho biết thêm nếu không làm tốt việc tái canh thì diện tích cũng như năng suất cà phê Đắc Lắk trong tương lai gần sẽ suy giảm là điều đương nhiên. Ông Sinh cũng thừa nhận tái canh cà phê không đơn giản.

Do vậy, sự thành công của chế phẩm sinh học N-H; A-H của Cty CP Thanh Hà thử nghiệm trên các vườn cà phê già, cà phê tái canh cho thấy những tín hiệu khả quan đối với người trồng cà phê Đắc Lắk.

Từng đi thực địa tại các vườn cà phê sử dụng sản phẩm của công ty Thanh Hà, ông Sinh nhận định sản phẩm của Thanh Hà làm cho cây xanh hơn, quả có khá hơn. Song ông Sinh vẫn còn “hồ nghi” mà rằng: đây chỉ là giải pháp trước mắt, lâu dài vẫn phải thanh lý vườn cây và trồng lại để đưa vào các giống cây năng suất cao hơn.

Đồng quan điểm với ông Sinh, ông Nguyễn Anh Kết- TGĐ công ty CP Thanh Hà cho biết thanh lý giống cũ trồng giống mới có thể giúp Đắc Lắk có được diện tích cà phê cũng như năng suất cao trong tương lai song để không  sụt giảm sản lượng hiện tại thì song song với quá trình chuyển đổi cây giống mới người nông dân cần được hỗ trợ bằng các chế phẩm như A-H; N-H để các diện tích cà phê già tiếp tục cho năng suất ổn định trong lúc chờ diện tích tái canh cho thu hoạch.

Năm nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng đề án hỗ trợ nông dân vay vốn tái canh cà phê với mức vay lên tới 116 triệu đồng/ha/3 năm. Cùng với sự trợ giúp của khoa học công nghệ, người nông dân Đắc Lắk đã đầy đủ “nguồn lực” để “hiện thực hóa” “giấc mơ” xây dựng vùng chuyên canh cà phê bền vững lớn nhất nhì khu vực và thế giới.

 “Nghiên cứu quy trình sản xuất và ứng dụng chế phẩm sinh học (CPSH) kéo dài thời kỳ kinh doanh và tái canh cây cà phê tại Tây Nguyên” của Viện nghiên cứu Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao thuộc Cty CP Thanh Hà (Hà Nội) đã trúng tuyển Đề tài cấp nhà nước tháng 8.2011, thực hiện trong kế hoạch năm 2012. Thời gian qua, công ty Thanh Hà đã cùng nhiều hộ nông dân trồng cà phê ở Đắc Lắk khảo nghiệm thành công quy trình này và nay đã đủ các điều kiện cần và đủ để triển khai rộng khắp, đem lại lợi ích thiết thực cho người trồng cà phê.

 

Vũ Văn Tiến

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm