Đưa chất lượng sữa tươi Việt Nam lên hàng đầu khu vực
Tổng kết chương trình Phát triển ngành sữa của Cô Gái Hà Lan cho thấy: sau hơn 16 năm tích cực hỗ trợ nông dân (1995-2012), chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina tại Việt Nam hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á.
Tiên phong “tạo lập giá trị chung cùng cộng đồng” tại Việt Nam với chương trình Phát triển ngành sữa, Cô Gái Hà Lan (FrieslandCampina Việt Nam) khẳng định sẽ tiếp tục hướng đến việc đưa chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, giúp nông dân nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Chương trình đang từng bước góp phần giúp nông dân “nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X.
Đưa chất lượng nguồn sữa tươi của nông dân Việt Nam lên hàng đầu khu vực
Giúp nông dân nâng cao trình độ sản xuất, phát triển bền vững, tạo lập giá trị chung,
Trong dịp đến Hà Nội vào cuối năm 2011, GS. Mark Kramer (ĐH Harvard - Mỹ) cha đẻ của thuyết “Tạo lập giá trị chung”, đã đánh giá chương trình Phát triển ngành sữa do Cô Gái Hà Lan thực hiện như là một điển hình tiên phong tại Việt Nam, một hình mẫu xuất sắc, cần được nhân rộng. FrieslandCampina đã đi tiên phong trong việc thực hiện nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất và tích hợp giá trị tạo ra trên tòan chuỗi giá trị sản phẩm (Redefine the productivity in the value chain) - mức độ thứ hai của việc “Tạo lập giá trị chung cộng đồng”. Với kết quả nêu trên, không chỉ đời sống nông dân được cải thiện, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, góp phần làm cho ngành chăn nuôi bò sữa Việt Nam trở nên bền vững hơn mà Cô Gái Hà Lan cũng đang có được một nguồn nguyên liệu sữa hơn 60 ngàn tấn / năm, chất lượng cao và rất ổn định, được cung cấp bởi hệ thống trạng trại, nông hộ do công ty chọn lọc, kiểm định, ký hợp đồng thu mua, huấn luyện, và kiểm tra giám sát. Đây cơ sở cho các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Cô Gái Hà Lan.
Tiếp tục tích cực góp phần xây dựng nông thôn mới
Cô gái Hà Lan cũng đang triển khai các chương trình hợp tác công tư với chính quyền, người dân và đối tác tại nhiều địa phương để tiến hành các dự án phát triển vùng chăn nuôi bò sữa bền vững ở khu vực phía Bắc... Đây là những bước đi đột phá, tạo công ăn việc, giúp nông dân nâng cao thu nhập, giúp nông dân nuôi bò sữa Việt Nam phát triển bền vững, đồng thời kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế địa phương, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Chương trình Phát triển ngành sữa của Cô Gái Hà Lan đang từng bước góp phần giúp nông dân “nâng cao trình độ sản xuất ngang bằng các nước tiên tiến trong khu vực, xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao” theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”.
B.Q
“Tạo Lập Giá Trị Chung” (Creating Shared Value) là cách tiếp cận mới trong chiến lược thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được giới thiệu bởi giáo sư Mark Kramer và giáo sư Michael Porter (ĐH Harvard). Cách tiếp cận này không những giúp tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề của xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mà đồng thời còn thúc đẩy sự tiến bộ của những điều kiện kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và doanh nghiệp một cách bền vững. Việc “tạo lập giá trị chung” có thể thực hiện ở 3 cấp độ: từ cách đơn giản nhất là đưa ra những sản phẩm đột phá theo hướng sử dụng hợp lý nhất nguồn lực tại chỗ, giảm suất tiêu hao môi trường, giảm chi phí trung gian, giảm giá thành (1); cho đến cấp độ cao hơn là xác định lại và cùng nâng cao năng suất hiệu quả, giá trị sản xuất của từng thành phần tham gia trên toàn chuỗi tạo ra giá trị sản phẩm (2); hay mức độ cao nhất là kích hoạt và thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế của cả một địa phương (3). |