CEO thương hiệu Darvin: “Người doanh nhân phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình để thành công”

(Dân trí) - Mặc dù chưa bao giờ nói dối ai bất cứ điều gì, nhưng doanh nhân Lê Văn Đức (Ceo thương hiệu thời trang Darvin) đã từng phải nói dối gia đình mình để họ yên tâm và tin rằng, con đường tôi chọn chắc chắn sẽ thành công và mang lại niềm vui, hạnh phúc cho nhiều người.

 

CEO thương hiệu Darvin: “Người doanh nhân phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình để thành công” - Ảnh 1.

Được biết anh là người rất giỏi khi kiểm soát cảm xúc để hoàn thành tốt công việc. Thế nhưng trong cuộc sống có khi nào anh đánh mất đi những cảm xúc như một người bình không?

Cảm xúc mang yếu tố rất quan trọng, nó sẽ quyết định sự thành công của người doanh nhân nói chung và nghệ sĩ nói riêng. Đó là lý do tại sao cũng là một doanh nhân, niềm đam mê ai cũng như ai nhưng có người lên kế hoạch khiến người khác hiểu được nội dung công và suy nghĩ của mình...Tôi có thể kiểm soát được cảm xúc của mình ngay cả trong đời thường nếu như tôi không muốn cho người đối diện biết tôi đang vui sướng hay đau buồn. Nhưng đến lúc tôi đối diện với chính tôi trong căn phòng riêng thì tôi mới là chính tôi.

Anh có thể nói rõ hơn về cảm xúc thật – giả của một người doanh nhân?

Người doanh nhân vốn đã là người không bình thường và chính sự khác thường ấy mới là…doanh nhân. Thật ra từ doanh nhân bao hàm rất nhiều ý nghĩa và để thăng hoa trong công việc ngoài tài năng họ còn phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình. Ở một người doanh nhân đam mê thời trang thì gu thẩm mỹ, khả năng sáng tạo, niềm đam mê đối với nghệ thuật là một điều không thể thiếu. Chính vì thế khi làm việc tôi luôn đặt cảm xúc của mình vào những gì mà mình sắp và đang làm. Khi cảm xúc thăng hoa thì sẽ cho ra các sản phẩm ưng ý và chất lượng hơn. Mọi người thấy đấy, cảm xúc thật – giả của một người doanh nhân ddam mê nghệ thuật đều rất đáng trân trọng. Bởi vì hầu hết những người doanh nhân như chúng tôi đều sống rất nội tâm.

Vậy mà nhiều ý kiến cho rằng là doanh nhân thường “sống giả”. Nếu nói về quan điểm sống về thật - giả, cá nhân anh quan niệm nó như thế nào?

Không phải sống giả mà có thể hiểu đó là sự hy sinh. Như thế này, trong triết học phương Đông người ta cho rằng nói dối là xấu xa nhưng triết học phương Tây thì thoáng hơn. Họ cho rằng đôi khi nói dối làm vui lòng người đối diện và đem đến lợi ích cho nhiều người thì nó lại mang giá trị đạo đức. Sống giả để lợi dụng, mưu cầu lợi ích cá nhân hay nói dối mà mang đến niềm vui cho nhân loại thì nó chỉ mang tính chất “hóa thân” mà thôi. Lúc đó “thật - giả” không nằm trong phạm trù đạo lý thông thường nữa rồi. Nhưng cần phải hiểu rằng, cảm xúc trong công việc thì vẫn là cảm xúc thật.

Hẳn ngoài công việc anh thường xuyên chia sẻ khó khăn với gia đình và cả những chuyện thầm kín mà anh không thể chia sẻ với đồng nghiệp?

Tôi có thói quen không bao giờ tâm sự chuyện khó khăn, phiền muộn từ công việc hay bên ngoài về nhà. Cha mẹ anh chị em tôi luôn nghĩ tôi là một người gặt hái được nhiều thành công ngoài xã hội cũng như sự thăng hoa trong công việc. Và tôi đã từng nói dối để họ tin rằng, con đường tôi đi là một con đường trơn tru, trải đầy những hoa hồng. Vì cha mẹ anh chị em tôi đã quá cực khổ vì tôi. Tất cả những hy sinh của họ chỉ muốn nhìn thấy tôi thành tài và tôi không thể để họ nhìn thấy mình khó khăn, thậm chí thất bại. Tôi sẽ giữ sự thất bại, buồn phiền đó cho riêng mình.

CEO thương hiệu Darvin: “Người doanh nhân phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình để thành công” - Ảnh 2.

Đối với anh dường như vật chất không phải là mục tiêu lớn để anh phải đạt tới?

Đúng là như thế. Dù nó không quan trọng nhưng lại là nguồn hỗ trợ lòng tin cho mình trên con đường sự nghiệp mình đi. Nó như một bước ngoặt để đánh giá lại mình. Để sống được trên đôi chân và tạo dựng sự nghiệp như bây giờ là nhờ vào tình cảm yêu mến của bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình, họ đã luôn ưu ái và quan tâm tới tôi.

Anh cũng là một tín đồ thường xuyên đi làm từ thiện giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn?

Tôi thích làm từ thiện âm thầm và tôi không làm từ thiện cho bất cứ đối tượng nào riêng biệt. Những ai thật sự cần giúp đỡ thì tôi tìm đến với họ. Mỗi một thời điểm tôi có những việc làm với những chuyến đi từ thiện khác nhau.

CEO thương hiệu Darvin: “Người doanh nhân phải biết hy sinh cái tôi của riêng mình để thành công” - Ảnh 3.

Sau mỗi chuyến đi từ thiện trở về anh thường nghĩ gì?

Thấy lòng nhẹ nhõm thì suy nghĩ gì nữa? Đạo lý ở đời cho ta thấy “cho người này sẽ nhận được ở người khác thôi”. Thật ra, tôi rất sợ gặp trực tiếp những mảnh đời bất hạnh, đau lòng lắm. Nó chỉ làm mình buồn hơn thôi. Tôi có nhiều người bạn tốt thường thay tôi đến những nơi đó.