Bình Điền & 2 chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Trải qua 44 năm hình thành và phát triển, Công ty CP Phân bón Bình Điền với biểu tượng Đầu Trâu đã trở thành hình ảnh vô cùng quen thuộc trên khắp các miền quê, đồng ruộng Việt Nam.

Để hỗ trợ bà con nông dân, cùng với các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Bình Điền còn xuất bản các loại sách kỹ thuật nông nghiệp, các loại sổ tay hướng dẫn sử dụng phân bón và cả “Bản tin Bình Điền” phát miễn phí cho bà con nông dân... Các chương trình hội thảo, hội nghị đầu bờ phổ biến tiến bộ KHKT đến nông dân, triển khai các điểm trình diễn, khảo nghiệm phân bón... cũng đã được Bình Điền thường xuyên tổ chức. Trong đó có 2 chương trình mang lại hiệu ứng tốt, được bà con nông dân đặc biệt quan tâm đó là “Đồng hành và chia sẻ” và “Canh tác lúa thông minh”.

“Đồng hành và chia sẻ”

“Đồng hành và chia sẻ” là chương trình Khoa giáo bàn về dinh dưỡng cây trồng, do VTV Cần Thơ phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức. PGS.TS Mai Thành Phụng- Trưởng bộ phận thường trú phía Nam, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết: “Tôi có nhiều dịp gặp gỡ bà con nông dân, ai cũng nói đây là một chương trình hay, bổ ích, mang đến cho nhà nông nhiều giải pháp hữu hiệu về sử dụng phân bón. Phân bón chiếm đến gần 50% tổng đầu tư cho SX lúa nên việc hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật bón phân cho nông dân trên một phương tiện truyền thông phổ biến, phủ sóng tới mọi ngõ ngách của đồng bằng là rất tốt, rất đáng hoan nghênh”.

Bình Điền & 2 chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - 1

PGS.TS Nguyễn Bảo Vệ, Trường Đại học Cần Thơ kể lại một kỷ niệm: Có lần tôi nhận được câu hỏi - Xin nhà khoa học cho biết tôi phải bón bao nhiêu phân cho lúa? Thật khó. Tôi hỏi lại, theo bác tôi phải ăn bao nhiêu chén cơm? Chắc bác cũng khó trả lời, vậy muốn biết bón bao nhiêu phân thì phải nhìn mặt, coi rễ cây lúa để biết nó đang no đói ra sao để cho ăn cho đủ, không thiếu cũng không quá thừa. - Cái này dễ ợt, ai ngờ bác nông dân phản pháo, chỉ cần coi hướng dẫn trên bao phân bón Đầu Trâu chuyên dùng, có thể gia giảm thêm chút ít tùy từng chân ruộng đất tốt hay xấu, là xong…

Quả thật chương trình này đã đến và đi được với nhà nông vì nó luôn theo rất sát thời vụ. Nhà nông coi TV sẽ biết ngày mai, tuần tới phải bón phân cho lúa như thế nào. Nếu bí thì hỏi trực tiếp, các nhà khoa học sẽ hướng dẫn cụ thể.

Lãnh đạo công ty Bình Điền cho biết, tròn 3 năm, với 80 lần phát sóng, chương trình đã nhận được 3.825 câu hỏi của bà con nông dân, đã trả lời trực tiếp trên truyền hình được 1.575 câu, còn lại thì các nhà khoa học trả lời bà con qua thư, điện thoại. GS.TS Mai Văn Quyền, chuyên gia của chương trình nhận xét: “Các câu hỏi của bà con hỏi tập trung nhiều nhất về dinh dưỡng cho cây lúa. Rất mừng là trình độ, kiến thức về nông nghiệp của bà con ngày một nâng lên.

Nhiều câu hỏi không dễ trả lời ngay, tôi phải tham khảo thêm kiến thức của các nhà khoa học chuyên ngành, những nhà quản lý và chính sách xã hội để trả lời tường tận cho bà con, nhiều khi phải trả lời ngay bằng điện thoại vì lúa đang chờ bón thúc. Tôi đã lớn tuổi, đã thấy thấm mệt, nhưng rất vui và xúc động trước nhiệt tình của bà con. Tôi phải giành các buổi tối, cả ngày thứ bảy, chủ nhật để trả lời. Vợ tôi nói đùa với đứa cháu 8 tuổi là ông đang viết thư cho bồ. Nó hỏi bồ ông là ai vậy. Tôi bảo là cô bác nông dân, những người đang dãi nắng dầm mưa trên đồng ruộng để làm ra hạt gạo, củ khoai, trái xoài, trái mận cho con ăn đó.”

Theo GS Quyền, nhiều bà con nông dân đặt câu hỏi tại 45, 50, thậm chí 60/80 kỳ phát sóng, chứng tỏ sức hút rất mạnh mẽ của chương trình.

Theo ông Lê Quốc Phong, TGĐ Cty CP Phân bón Bình Điền, lúc đầu Cty chỉ chủ trương phối hợp với đài làm chương trình chuyển giao kỹ thuật về dinh dưỡng cây trồng, nhưng khi được bà con yêu mến đón nhận thì chương trình được mở rộng thêm ra các mục, như thông tin KH-KT nông nghiệp, nhà nông thư giãn, thi sáng tác văn nghệ về nông nghiệp, nông dân, nông thôn… “Rồi trong quá trình tổ chức chương trình mới nảy ra yêu cầu làm từ thiện vì anh em gặp được nhiều cảnh đời quá khó khăn, đầy thương cảm…Cty sẽ tiếp tục tài trợ kinh phí và phối hợp với đài làm chương trình này” – ông Lê Quốc Phong chia sẻ.

“Canh tác thông minh”

Chương trình “Canh tác thông minh” ra đời nhằm mục đích giúp người nông dân nắm bắt kịp thời thông tin, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu bằng các hình thức canh tác mới, thông minh mang lại hiệu quả cao trong nông nghiệp. Đáp ứng nhu cầu canh tác của nông dân, mang lại sản lượng nông nghiệp đạt hiệu quả cao về năng suất. Đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm xanh, sạch.

Bình Điền & 2 chương trình hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất - 2

Đồng hành cùng chương trình là đội ngũ các nhà nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp. Vì vậy Mỗi chương trình là một kinh nghiệm hữu ích cho nhà nông trong quá trình canh tác. Các nhà khoa học đầu ngành sẽ cập nhật, phổ biến những nghiên cứu khoa học, cùng những giải pháp canh tác mới, thông minh trong nông nghiệp để thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu, Việt Nam là một trong 3 vùng châu thổ được xếp trong nhóm cực kỳ nguy cấp do biến đổi khí hậu, bao gồm vùng hạ lưu sông Mekong (Việt Nam), sông Ganges - Brahmaputra (Bangladesh) và sông Nile (Ai Cập). Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cũng cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm 5 quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Tại Việt Nam, 2 vùng Đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL chịu ảnh hưởng nặng nhất. Khi nước biển dâng cao 1m, ước chừng 5,3% diện tích tự nhiên, 10,8% dân số, 10,2% GDP, 10,9% vùng đô thị, 7,2% diện tích nông nghiệp và 28,9% vùng đất thấp sẽ bị ảnh hưởng. Riêng vùng ĐBSCL, rủi ro sẽ bao gồm cả hạn hán và lũ lụt, gia tăng với các trận mưa có cường độ cao và các ngày hạn kéo dài.

Thực tế cho thấy, mùa khô năm 2016, mặn đã xâm nhập sâu đến 90 km vào các tỉnh/thành ven biển ở ĐBSCL, với diện tích khoảng 300.000 ha. Nếu tình trạng hạn - mặn tiếp tục diễn ra như năm 2016 thì diện tích các vùng trồng lúa sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, làm giảm năng suất và sản lượng. Nông dân chính là đối tượng chịu nhiều tổn thất nặng nề nhất do thiếu điều kiện tiếp cận thông tin, thiếu khả năng tài chính để có thể đối phó kịp thời với sự thay đổi của thời tiết và khí hậu.

Chương trình “CANH TÁC THÔNG MINH”, phát sóng trên kênh truyền hình Quốc gia VTV9 – Đài THVN, vào lúc 15h40 16h00 Chủ nhật hằng tuần (2016); từ năm 2017 phát sóng lúc 17h20 – 17h40 Chủ nhật hằng tuần.

Hiền Vy

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm