Ý kiến chuyên gia
Xét tuyển vào lớp 6 bằng IQ và EQ?
(Dân trí) - Một số trường định dùng IQ và EQ để tuyển sinh vào lớp 6 khiến một số cha mẹ chạy tìm trường luyện IQ và EQ cho con của họ
Một số trường định dùng IQ và EQ để tuyển sinh vào lớp 6
http://dantri.com.vn/su-kien/bai-thi-iq-eq-cho-hoc-sinh-gap-qua-hoa-hong-1060800.htm
khiến một số cha mẹ chạy tìm trường luyện IQ và EQ cho con của họ
http://laodong.com.vn/giao-duc/bo-thi-lop-6-do-xo-dua-con-di-luyen-iq-eq-317034.bld
Thế là vẫn thi và luyện thi, vấn đề này có thể cần phải bàn thêm chút ít.
IQ hay chỉ số thông minh là gì ?
Một cách ngắn gọn, chỉ số thông minh là hệ số giữa tuổi trí tuệ (theo kết quả của các trắc nghiệm) và tuổi đời, nhân cho 100.
Một trẻ em 10 tuổi, khi làm trắc nghiệm, đạt được điểm trung bình của hạng tuổi 12 thì IQ của em sẽ là 12 : 10 x 100 kết quả là IQ của em bằng 120.
Hiện ta thường dùng hai loại trắc nghiệm WISC - Wechler Intelligence Scale for Children, cho trẻ em và WAIS - Wechler Adult Intelligence Scale cho người lớn.
Chỉ số IQ đo khả năng trí tuệ của một cá nhân, so sánh với người cùng tuổi.
Theo những trắc nghiệm này, cỡ khoảng 90-110 điểm là bình thường, dưới 70 là “ngu đần”, trên 130 điểm là năng khiếu cao hay tiềm năng cao. Nhưng khác với cách đo chiều cao hay cân nặng, chỉ số thông minh được dùng với nhiều dè dặt – đó chỉ là một số đo có giá trị thống kê, có giá trị tương đối vì nhiều lý do, thông minh của một cá nhân còn thay đổi với thời gian, ... -
Nhưng trắc nghiệm IQ, dù đã được dùng từ lâu, vẫn còn đang bị phê bình và nhiều người, trong đó có tác giả bài này, chỉ trích nặng nề những giới hạn của cách tính IQ.
Thật vậy, các trắc nghiệm IQ không phải chỉ đo khả năng trí tuệ của cá nhân mà còn đo khả năng giúp phát triển của môi trường nơi cá nhân này sinh sống.
Ứng dụng trong giáo dục, IQ hiện được dùng cho công tác hướng dẫn chọn trường (phổ thông, kỷ thuật hay trường dạy nghề), hướng nghiệp, ... theo khả năng của trẻ. Hay để tìm hiểu nguyên nhân học kém của những trẻ không thành công ở trường.
.Tình hình về các trắc nghiệm EQ, chỉ số cảm xúc, còn phức tạp hơn
Trắc nghiệm Bar-On EQ-i được soạn bởi nhà tâm lý học người Mỹ Reuven Bar-On (1997, 2002) là trắc nghiệm được dùng nhiều nhất cho EQ hiện nay.
Bar-On EQ-i “cho điểm” bằng cách so sánh những câu trả lời với những dữ kiện đã tích lũy được, với những kết quả “trung bình” của những người đã thử trắc nghiệm này trong quá khứ, để định ra chỉ số thông minh cảm xúc của cá nhân làm trắc nghiệm.
Cách “cho điểm” và “ấn định” chỉ số cảm xúc như thế hiện chưa được giới khoa học kiểm nhận (valider). Một trong những lý do là vì bộ nhớ của Bar-On EQ-i chỉ có kết quả của những người đã làm trắc nghiệm chứ không phải kết quả của thành phần mẫu có tính đại diện của dân chúng (échantillon représentative de la population). Như vậy chỉ số thông minh cảm xúc có thể không trung thực.
EQ hiện rất ít được ứng dụng trong giáo dục.
Ở Mỹ, có vài tác giả (Richardson & Evans, 1997, Coover & Murphy, 2000) trình bày những trường thí điểm ứng dụng thông minh cảm xúc để dạy các em, vốn thuộc nhiều chủng tộc và tầng lớp xã hội khác nhau, liên hệ với nhau tốt hơn, đoàn kết với nhau hơn để thành công hơn trong quá trình học hỏi.
Nguyễn Huỳnh Mai
Có thể tham khảo thêm về EQ và IQ ở đây, ba bài đã đăng trên Dân Trí (2011)
http://dantri.com.vn/ban-doc/ngay-xuan-man-dam-ve-su-thong-minh-va-chi-so-iq-454609.htm