Phạt Xe không chính chủ: Phức tạp hóa chuyện đơn giản?

(Dân trí) - Tranh cãi về việc xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện (thường gọi là xe không chính chủ) mãi mà vẫn chưa thoát khỏi đoạn cao trào. Việc Bộ Công an bảo lưu quy định xử Phạt càng gia tăng nghi ngờ về mục đích thật sự của quyết tâm này.

 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 

Gỡ dần mối rối

 

Điều cốt lõi khiến dân không thể không nghi ngờ lực lượng được giao quyền hạn (trong chuyện phạt xe này là CSGT) khó mà “không lạm quyền”. Để rồi tình trạng tiền thu vào ngân sách thì ít, tiền chảy vào túi riêng thì nhiều bao lâu nay đã bị dư luận ca thán, sắp tới càng có nguy cơ gia tăng. Trong khi nhiệm vụ chính của lực lượng này là giữ gìn trật tự an toàn giao thông thì dường như vẫn chưa được chú trọng đúng mức, hay phải chăng nghi ngờ của dân về sự phức tạp hóa vấn đề đơn giản là đúng???

 

Ngay cả  số rất ít người bày tỏ ủng hộ cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có lộ trình tháo gỡ dần “cuộn chỉ rối” này:

 

“Việc phạt người không sang tên đổi chủ khi mua bán trao đổi phương tiện xe cơ giới là cần thiết, vì đó là quy định và còn là nguồn thu ngân sách. Song cũng cần phải xem xét hậu quả thực hiện không nghiêm túc của quá khứ để lại, để có phương pháp tháo gỡ từng bước (Đặc biệt là trong gia đình chỉ có 1 xe, cho mượn, cho thuê…v.v...) Tuy nhiên đúng là vẫn cần phải thực hiện và muộn còn hơn không” – Phương Hà:  phuongha287@gmail.com

 

“CSGT nên tập trung làm tốt nhiệm vụ chính là đảm bảo điều tiết trật tự giao thông, để giảm thiểu thiệt hại vì tai nạn giao thông. Việc không sang tên chuyển chủ khi mua bán phương tiện một phần do thủ tục hành chính phức tạp, cộng với thực trạng bị dừng đăng ký xe máy ở các quận nội thành thời gian trước nên gây ra tình trạng nhiều người phải nhờ người ở các địa phương khác đứng tên chủ phương tiện. Tất cả hậu quả đó bây giờ lại bắt người dân gánh chịu là không hợp lý, mà cần phải có lộ trình. Hơn nữa, tình trạng tiêu cực trong chính  CSGT và các lực lượng liên quan khác còn chưa khắc phục được, nay có quy định này sẽ chỉ càng làm cho tiêu cực biến tướng phức tạp hơn mà thôi” - Nguyễn Thái Dương: hienroche@yahoo.com

 

“Tóm lại, tôi thấy quy định xử phạt này vẫn còn nhiều bất cập, không sát với thực tế. Đa số người dân ta còn nghèo, mua 1 phương tiện đi lại cũng đã là khó khăn rồi. Mà sang tên đổi chủ thì vẫn phức tạp, thủ tục lằng nhằng. Cứ xử phạt thế này thì tháng lương của người dân còn là bao? Hơn nữa Nhà nước mà cụ thể là Bộ GTVT chẳng đang khuyến khích việc đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng, giảm phương tiện cá nhân đó sao. Vậy ra quy định này chẳng phải lại chỉ làm tăng phương tiện cá nhân lên? Cần  xem xét lại, không nên phạt vội vã như vậy! Chung quy lại vẫn chỉ người dân là khổ, quy định thì nay thay, mai đổi. Người dân chưa kịp hiểu, kịp biết thì đã… phạt xong rùi!” - Nguyễn Quang Tuệ: mjnhtue@gmail.com

 

“Có lẽ Bộ Công an nên trưng cầu ý dân về vấn đề này. Bởi thực tế CSGT có nhiệm vụ là đảm bảo an toàn giao thông là chính, còn xử phạt chỉ là thứ yếu, nó chỉ xảy ra khi người tham gia giao thông vi phạm lỗi. Đằng này lại cứ chằm chằm xử phạt người dân, rõ ràng chỉ tính đến lợi ích của Bộ là làm sao quản lý cho tốt, mà không quan tâm đến phản ứng của dư luận?” - Hoàng Hiệp:  hiep.ussh@gmail.com

 

“Một quy định pháp luật mà đặt người thi hành được quyết định "nên hay không nên", là đã cho thấy quy định đó "không nên" ban hành. Theo tôi, các lực lượng công an, cảnh sát hiện đang quá đông (mỗi ngã tư có vài ba người là chuyện thường), trong khi ngân sách có hạn. Vậy thì người ta phải làm gì nhỉ khi nếu càng tăng các loại hình PHẠT, càng tạo thêm sự PHỨC TẠP và RỐI REN trong cuộc sống thì lại càng thu về được nhiều tiền? Nhưng mong cấp quản lý đưa họ về đúng chức năng và nhiệm vụ, thì tôi tin là cuộc sống của mọi người dân sẽ được bình yên ngay thôi mà” -  KP:  khanh17278@yahoo.com

 
(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 
Không thể đơn giản???

 
Ai cũng là dân, từ dân mà ra nhưng thời nay dân kêu ca về đạo đức, phẩm chất và nhất là phong cách làm việc vẫn “hành dân là chính” của đội ngũ cán bộ nhà ta nhiều quá. Trong khi lẽ ra các vị được mệnh danh là “công bộc của dân” này phải là chỗ dựa cho dân, được dân tin, dân quý mới phải. Nhưng bức chân dung chung về cán bộ hiện nay trong mắt dân ít mảng sáng lắm.

 

“Các bác ấy đúng là vẫn… cố đấm ăn xôi. Cái gì là lợi ích cho dân, cái gì là nghĩ cho dân? Chỉ thấy vì các bác ấy không cải thiện được tình hình giao thông mà vẫn cố phạt dân (!!!???)… Rất mong Chính phủ xem xét kiến nghị từ Bộ GTVT để  ra một quyết định thật đúng đắn, đáp ứng tâm tư nguyện vọng của đại đa số người dân chứ đừng để nhân dân suốt ngày hoang mang chỉ vì chiếc xe thế này. Dư luận cho rằng CSGT nói chung vẫn có rất nhiều tiêu cực, đa số là muốn… có tiền. Kính mong  các bác giới chức đóng vai dân thường đi sang tên đổi chủ xe rồi mới biết được nỗi khổ của dân, chứ nếu chỉ đứng trên cao nhìn xuống như thế mà quyết thì thiệt và khổ dân lắm lắm!” - Design_ntm:  designntm@gmail.com

 

“Thời gian qua dư luận xã hội luôn bức xúc mà không ít thì nhiều đều liên quan tới các thông tư, nghị định xử phạt hành chính nói chung từ các bộ ngành. Từ đó, một số bộ ngành đã tiếp thu ý kiến của dân và có động thái sửa sai kịp thời, rất được người dân khen ngợi. Tuy nhiên vẫn còn một số bộ ngành khư khư bảo lưu quan điểm với mục đích rõ là chỉ lợi cho riêng bộ của mình, không quan tâm đến đại đa số người dân. Việc làm đó thật đáng chê trách… Giá như giới chức các bộ ngành đều tỏ rõ được cái Tâm và Tầm, luôn lấy dân làm gốc, đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích riêng thì người dân được nhờ biết bao nhiêu, xã hội cũng được lợi, niềm tin của nhân dân sẽ ngày một tăng cao….”  - Nhật Tùng:  tauus_1973@yahoo.com

 

“Tôi cũng thấy nhiều ý kiến rồi, nhưng thật đúng là làm gì cũng cần đặt lợi ích của dân lên trên hết (tất cả do dân, vì dân, từ dân mà ra...) Nhân dân có đồng lòng ủng hộ thì mới ích nước, lợi nhà và xã hội mới tiến lên giàu mạnh được. Còn vấn đề dân lo ngại càng thêm nhiều vi phạm trong việc phạt xe không chính chủ này, theo tôi, cần tách Công an ra  không dính gì đến việc phạt tiền dân. Chứ lâu nay tôi thấy quan điểm sai khá nhiều về chức năng chính của ngành Công an, khi thay vì lo cho việc đảm bảo sự bình an cho  nhân dân là chủ yếu (thông qua nhắc nhở hướng dẫn những cái sai do dân chưa hiểu rõ hoặc chua tiếp thu hết được), thì công an lại lo… phạt tiền. Điều này dẫn tới nhiều tiêu cực xảy cũng như nhiều hệ lụy khác nữa....” – Hong Ha: hongha@vnptthanhhoa.vn

 

“Trong thời gian gần đây, tôi thấy các nhà làm luật thường cố gắng soạn các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng tăng cường quyền lực của ngành mình. Việc soạn thảo Dự thảo Nghị định bổ sung quy định phạt xe không chính chủ của Bộ Công an lần này, theo tôi là cũng không ngoại lệ. Do đó đề nghị Bộ Công an nghiên cứu thật kỹ quy định này trước khi trình Chính phủ ban hành Nghị định trên. Chúng ta cần hiểu rõ rằng quy định xử phạt xe không chính chủ thực sự không hợp lòng dân. Các quy định quy phạm pháp luật cần được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân. Bộ Công an không nên vì quyền lực của ngành mình mà bổ sung quy định này vào nghị định!” -  nick Nghiên cứu Luật: demvang@yahoo.com.vn

 

Nhưng xem ra vấn đề phải vẫn... phức tạp hóa, chứ đơn giản đi thì có mà...
 

Kiều Anh