Bạn đọc viết:

Mở trường nếu để kinh doanh thì cũng phải chấp nhận thua lỗ

(Dân trí) - Xã hội hoá giáo dục là quá trình cần thiết và tất yếu của bất cứ một xã hội phát triển nào. Tuy nhiên, khái niệm xã hội hoá giáo dục ở nước ta trong thời gian vừa qua, theo tôi, đã bị lạm dụng.

Mở trường nếu để kinh doanh thì cũng phải chấp nhận thua lỗ
Cảnh SV ra, vào ngay giữa giờ học tại một lớp đại học dân lập (ảnh minh họa của Trường Phong, báo Tiền Phong)

 

Người ta mở ra rất nhiều trường đại học cao đẳng, phần nhiều không phải vì phát triển giáo dục, mà vì tranh thủ chủ trương mở cửa của Nhà nước, nhất là sự dễ dãi của ngành giáo dục đối với hệ thống các trường ngoài công lập để KINH DOANH GIÁO DỤC.

 

Quy chế thành lập trường thì khá là chặt chẽ, điều lệ rõ ràng, kiểm tra có văn bản...của Bộ hẳn hoi, không cần nhắc lại thì ai cũng biết. Nhưng người kiểm tra, người bị kiểm tra thì thiên hạ chắc ai cũng biết, đó chỉ là trên giấy mà thôi.

 

Cơ sở vật chất để đào tạo thế nào, đội ngũ thầy dạy ra sao? Phần lớn là CHẮP VÁ. Thử hỏi sản phẩm được đào tạo từ một môi trường như thế sẽ là những CỬ NHÂN hay chỉ là…

 

Ngay cả nhiều người vào học cũng chỉ là bất đắc dĩ. Xã hội sẽ chịu hậu quả như thế nào khi tiếp nhận, sử dụng một lực lượng lao động với tấm bằng cử nhân-hình nhân như thế?

 

Tôi nghĩ, giải thể được những trường như thế còn là may cho xã hội, càng sớm càng tốt. Những người mở trường với tư tưởng kinh doanh này nên coi đó như một chuyến đi buôn bị lỗ như những nhà kinh doanh khác. Không nên oán trách Nhà nước hay tạo sức ép cho ngành giáo dục vốn đã phải chịu quá nhiều sức ép của xã hội rồi.

 

Tuệ Minh 

email:  thienkhoavan@gmail.com