Bạn đọc viết:

Lấy phiếu tín nhiệm để cán bộ dám làm, dám chịu trách nhiệm

(Dân trí) - Làm như thế sau này sẽ hình thành được văn hóa từ chức của các giới chức khi nhận thấy năng lực của mình không thể đảm đương được chức vụ được giao, để người khác thay thế sẽ hoàn thành được nhiệm vụ.

(minh họa: Ngọc Diệp)
(minh họa: Ngọc Diệp)
 
Theo tôi, nên lấy phiếu tín nhiệm mỗi năm một lần, sau năm đầu tiên của nhiệm kỳ thì lấy ở 3 mức như đã quy định : Tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp, để cảnh báo trước cho lãnh đạo biết mà tự sửa đổi và thay đổi cách lãnh đạo. Từ các năm sau chỉ để 2 mức tín nhiệm và không tín nhiệm. Nếu mức không tín nhiệm trên 70% thì nên bãi miễn chức vụ, nếu 2 lần trở nên mức không tín nhiệm trên 60% thì cũng bãi miễn chức vụ luôn. 
 

Có như vậy thì cán bộ giới chức mới dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Đồng thời sẵn sàng từ chức nếu thấy năng lực của mình không đảm đương nổi chức vụ được giao (như một phần ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương).

 

Làm như thế sau này sẽ hình thành được văn hóa từ chức của các giới chức, để người khác lên thay sẽ hoàn thành nhiệm vụ.  Nếu các giới chức đều thể hiện rõ suy nghĩ vì dân, vì nước mà phục vụ thì tôi nghĩ họ sẽ sẵn sàng chấp nhận từ chức hoặc bãi miễn chức vụ do Quốc hội bỏ phiếu, để làm việc khác phù hợp với năng lực của mình.

 

Trần Minh Quang: tranminhqung@yahoo.com.vn

 

Tôi thấy ta chỉ cần xét hai phương án:

 

+  Một là để 2 mức tín nhiệm và bất tính nhiệm.

 

+  Hai là để 3 mức nhưng đổi cách gọi thành: tín nhiệm tiếp tục công việc; nên đổi vị trí khác; và nên từ chức.

 

Ngoài ra nên bỏ phiếu những chức danh thuộc Chính phủ cuối mỗi năm một lần kể từ năm thứ 2. Các chức danh thuộc Quốc hội thì 2 năm 1 lần. Nên quy định rõ nếu số phiếu bất tín nhiệm dưới 2/3 thì buộc phải từ chức và trên 1/2 thì phải kiểm điểm xem xét thay thế.

 

Đức Tài: ductai.mec@gmail.com

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm