Không sợ “cướp” ở Hoàng Sa
Tin hai chiếc tàu cá của ngư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng 21 thuyền viên khai thác hải sản hợp pháp và hòa bình trên vùng biển Hoàng Sa bị Trung Quốc bắt giữ từ hôm 3.3 và đòi tiền chuộc đã không làm ngạc nhiên cho bất cứ một ai trên hòn đảo này.
Là bởi, suốt 8 năm qua - kể từ năm 2004, đã có hàng chục tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị phía Trung Quốc bắt giữ khi họ đánh cá hợp pháp trên vùng biển của mình cùng những cư xử hết sức phi lý: Hoặc đốt toàn bộ ngư cụ, lấy hết số hải sản của ngư dân rồi thả về; hoặc tịch thu tàu, bắt người đưa lên trại giam ở đảo Phú Lâm - hòn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Hoàng Sa - để hành hạ rồi buộc họ gọi điện về cho người thân và đòi tiền chuộc.
“Kịch bản” này dường như không thay đổi suốt 8 năm qua nên dân Lý Sơn không lạ là vì thế. Có ngạc nhiên chăng là chỗ: Trung Quốc vẫn giữ “nguyên giá” tiền chuộc với 70.000 nhân dân tệ (khoảng gần 200 triệu đồng VN) mà không lên, cũng chẳng xuống đồng nào, bất chấp chuyện trượt giá trong 8 năm qua! Ngạc nhiên nữa là, mỗi lần như vậy, sau rất nhiều nỗ lực của phía Việt Nam và công luận trong nước cũng như quốc tế, cuối cùng rồi phía Trung Quốc cũng phải thả số ngư dân Việt Nam mà họ bắt giữ trái luật và không thể lấy bất cứ một xu tiền chuộc nào, nhưng rồi cũng chính họ lặp lại nguyên xi các vụ bắt bớ ngư dân như thể chuyện đó chưa từng xảy ra.
Việc lặp lại nguyên xi “kịch bản” bắt bớ của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam hoạt động hợp phát trên vùng biển Hoàng Sa một lần nữa khẳng định tính bất biến trong việc vi phạm những nguyên tắc ứng xử trên biển Đông của họ. Điều đó cũng nói lên rằng, một lần nữa, ngư dân Lý Sơn cũng vẫn giữ nguyên tính “bất biến” của mình trong việc xem Hoàng Sa là một phần máu thịt của tổ quốc và là ngư trường quen thuộc từ hàng trăm năm nay, bất chấp những hiểm nguy luôn rình rập họ. Bằng chứng là, tàu cá của anh Trần Hiền (32 tuổi) cũng đã từng bị phía Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa đầu năm 2011 và bị lấy sạch ngư cụ, nhưng năm nay, anh vẫn trực chỉ Hoàng Sa!
Trở lại với việc bắt 2 tàu cá của anh Trần Hiền (32 tuổi) và Bùi Thu (48 tuổi) hôm mùng 3.3. Người nhà của các anh cho biết, tàu anh Trần Hiền cùng 10 thuyền viên đã đánh bắt được 3 tấn hải sản, nhưng bị phía Trung Quốc lấy sạch và thu luôn tàu, bắt toàn bộ thuyền viên; tàu anh Bùi Thu làm nghề lặn hải sâm với 11 thuyền viên, cũng bị vét sạch và thu tàu. Cả 21 thuyền viên của hai tàu hiện đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm. Sau gần 10 ngày bị bắt, họ mới được phép gọi về và “truyền đạt” thông điệp của phía Trung Quốc là phải nộp đủ 70.000 nhân dân tệ để được thả ra. Gia đình các anh đã khó khăn, giờ lại càng thêm khó.
Trước sự kiện trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc và phản đối quyết liệt hành động bắt bớ ngư dân Việt Nam nói trên, yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện và chấm dứt ngay các hành động vi phạm đến hoạt động của ngư dân Việt Nam trên phần lãnh hải của mình. Động thái “phản ứng nhanh” này của Bộ Ngoại giao nước ta không chỉ là liều thuốc tinh thần nhằm trấn an số ngư dân đang còn bị giam tại Phú Lâm, mà còn động viên số ngư dân khác tiếp tục ra khơi bám biển.
“Kịch bản” này dường như không thay đổi suốt 8 năm qua nên dân Lý Sơn không lạ là vì thế. Có ngạc nhiên chăng là chỗ: Trung Quốc vẫn giữ “nguyên giá” tiền chuộc với 70.000 nhân dân tệ (khoảng gần 200 triệu đồng VN) mà không lên, cũng chẳng xuống đồng nào, bất chấp chuyện trượt giá trong 8 năm qua! Ngạc nhiên nữa là, mỗi lần như vậy, sau rất nhiều nỗ lực của phía Việt Nam và công luận trong nước cũng như quốc tế, cuối cùng rồi phía Trung Quốc cũng phải thả số ngư dân Việt Nam mà họ bắt giữ trái luật và không thể lấy bất cứ một xu tiền chuộc nào, nhưng rồi cũng chính họ lặp lại nguyên xi các vụ bắt bớ ngư dân như thể chuyện đó chưa từng xảy ra.
Việc lặp lại nguyên xi “kịch bản” bắt bớ của phía Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam hoạt động hợp phát trên vùng biển Hoàng Sa một lần nữa khẳng định tính bất biến trong việc vi phạm những nguyên tắc ứng xử trên biển Đông của họ. Điều đó cũng nói lên rằng, một lần nữa, ngư dân Lý Sơn cũng vẫn giữ nguyên tính “bất biến” của mình trong việc xem Hoàng Sa là một phần máu thịt của tổ quốc và là ngư trường quen thuộc từ hàng trăm năm nay, bất chấp những hiểm nguy luôn rình rập họ. Bằng chứng là, tàu cá của anh Trần Hiền (32 tuổi) cũng đã từng bị phía Trung Quốc bắt tại Hoàng Sa đầu năm 2011 và bị lấy sạch ngư cụ, nhưng năm nay, anh vẫn trực chỉ Hoàng Sa!
Trở lại với việc bắt 2 tàu cá của anh Trần Hiền (32 tuổi) và Bùi Thu (48 tuổi) hôm mùng 3.3. Người nhà của các anh cho biết, tàu anh Trần Hiền cùng 10 thuyền viên đã đánh bắt được 3 tấn hải sản, nhưng bị phía Trung Quốc lấy sạch và thu luôn tàu, bắt toàn bộ thuyền viên; tàu anh Bùi Thu làm nghề lặn hải sâm với 11 thuyền viên, cũng bị vét sạch và thu tàu. Cả 21 thuyền viên của hai tàu hiện đang bị giam giữ tại đảo Phú Lâm. Sau gần 10 ngày bị bắt, họ mới được phép gọi về và “truyền đạt” thông điệp của phía Trung Quốc là phải nộp đủ 70.000 nhân dân tệ để được thả ra. Gia đình các anh đã khó khăn, giờ lại càng thêm khó.
Trước sự kiện trên, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao công hàm cho Đại sứ Trung Quốc và phản đối quyết liệt hành động bắt bớ ngư dân Việt Nam nói trên, yêu cầu phía Trung Quốc thả vô điều kiện và chấm dứt ngay các hành động vi phạm đến hoạt động của ngư dân Việt Nam trên phần lãnh hải của mình. Động thái “phản ứng nhanh” này của Bộ Ngoại giao nước ta không chỉ là liều thuốc tinh thần nhằm trấn an số ngư dân đang còn bị giam tại Phú Lâm, mà còn động viên số ngư dân khác tiếp tục ra khơi bám biển.
Theo Trần Đăng
Lao Động