Khổ vì cầu, rầu vì đường
(Dân trí) - Lời kêu ca, phàn nàn về chuyện cầu đường ở ta chẳng biết tới bao giờ mới giảm. Toàn những dự án tiền tấn với hàng bao nhiêu tỉ, thế mà vẫn lặp đi lặp lại “bài ca”: chưa xong đã hỏng, vá đằng trước bục đằng sau, đoạn mới còn tệ hơn đoạn cũ…
Tay lái lụa cũng chào thua
Không biết đã có bao nhiêu lời phàn nàn, thậm chí kêu than về những “con đường đau khổ” trên đất nước ta. Giờ lại tới những cây cầu cũng bị ghép chung vào một rọ… “đau khổ” đó.
Lại một lần nữa, cái tên cầu Thăng Long danh giá bị “lên thớt” bởi ngày càng chứng tỏ như một sự thách thức (nếu không muốn nói là cái bẫy nguy hiểm) với các tay lái lụa trên đường, dù nó vừa được sửa chữa mất gần 100 tỉ đồng cách đây 2 năm.
Vậy mà giờ cánh lái xe nếu không quen đường rất có thể “dính đòn” bởi những gà, ổ trâu, ổ gà, thậm chí là phải chịu những cú nhảy “bật xà” bất đắc dĩ qua một số đoạn mặt đường bị xé toạc cắt ngang trơ cả thép khiến xe ô tô nhỏ có thể chạm gầm.
“Ngày nào tôi cũng đi qua cây cầu này.Thực sự rất nguy hiểm với những người ít đi qua đây. Đang đi tốc độ cao thì bất ngờ nhìn thấy hố và phanh gấp, thậm chí phải liều tránh sang cả làn ngược chiều… Mong các bên liên quan sửa chữa dứt điểm để đảm bảo an toàn cho mọi người” - Nguyễn Cao Cường: harrytran.kt@gmail.com
Tranh luận trước thông tin: sự cố hư hỏng phát sinh trên mặt cầu Thăng Long bắt đầu được sửa chữa với quy mô lớn từ đêm 15/5, cũng có một số ý kiến bạn đọc (chắc có kiến thức chuyên môn hơn) bày tỏ phần nào cảm thông, đồng thời đưa ra những phân tích về nguyên nhân:
“Chúng ta hiểu được những cái khó trong việc sửa chữa mặt cầu (trong khi cầu vẫn đang khai thác). Tuy nhiên, hiện tượng bong bật lớp thảm asfan bề mặt thì theo tôi cần xem lại nhiều nguyên nhân như sau:
1- Bề mặt bê tông đã được xử lý sạch chưa?
2- Lớp phòng nước sử dụng có hợp với kết cấu bề mặt nằm trên hệ chịu lực là kết cấu dàn hay không? (có rất nhiều loại lớp phòng nước để lựa chọn, quan trọng là nhà tư vấn và nhà thầu chọn đã đúng chưa?)
3- Thời tiết tại thời điểm thi công có đảm bảo không? Gió trên mặt cầu lúc đó thế nào? (tuyệt đối không được thảm khi trời có hạt mưa).
4- Nhiệt độ thảm khi đổ vào máy trải thảm là bao nhiêu? có đo thường xuyên hay chỉ đo 1 lần đổ đầu tiên?
5- Công nghệ thảm mới đã được thử ở 1 dự án khác nào chưa, tổ chức nào, đơn vị nào ở Việt Nam khẳng định chất lượng của loại thảm này phù hợp với mặt cầu Thăng Long? Hay thấy nước ngoài làm thế, ta mang về áp dụng luôn cho dự án trọng điểm?
6 - Năng lực nhà thầu???” - Nguyen Quang Sang: minhdungtc.jsc@gmail.com
“Lớp phủ mặt cuối cùng phải bền ở nhiệt độ cao hơn, phải dùng nhựa đường mác cao. Nhưng lớp dưới có các gờ thép chống dồn ép nhựa mặt đường hay không?” - Vũ Hồng: vuhonghai@yahoo.com
“Lấy tiêu chuẩn nước ngoài, nhưng theo tôi có khi tiêu chuẩn này áp dụng cho đường bình thường ở VN thì sao mà chịu được? Bản thân trên cầu thép đã luôn hấp thu lượng nhiệt lớn. Nhưng có lẽ vì bị ‘ép phê’ sao đó mà các vị vẫn lấy tiêu chuẩn này áp dụng cho loại đường kia thì mới… ăn ra được chăng?” - Tuti57: tuti57@yahoo.com.vn
“Đây là cây cầu kết cấu bằng thép nên độ rung, độ đàn hồi lớn khi xe chạy trên cầu. Vì vậy lớp bê tông nhựa trên mặt cầu mỏng, nên khi sử dụng dễ bị xô đẩy gây nứt, chùn bề mặt. Thế nên phải nghiên cứu kỹ công nghệ bê tông mặt cầu, chứ cứ sửa và rải lại bê tông thì lại hỏng như cũ. Theo tôi, cần tư vấn của những đơn vị thiết kế nước ngoài có kinh nghiệm thi công bê tông nhựa mặt cầu, rồi mới tiến hành sửa chữa. Như vậy mới đảm bảo yêu cầu tốt được. Còn quy trách nhiệm thì cũng thế thôi, không phải là bớt xén mà chỉ là thiếu trình độ đối với những công việc như trên. Nếu xử lý tốt công việc trên cầu Thăng Long này thì sẽ xử lý được trên các cây cầu khác” - Phạm Kiên: Pkienhn@gmail.com
“Mặt cầu Nguyễn Văn Trỗi Tp Đà Nẵng có kết cấu mặt cầu bản thép Orthotropic (trực hướng), rất giống với mặt cầu Thăng Long. Trong dự án chống sập cầu này cách đây 20 năm về trước, đơn vị chúng tôi là Trung tâm bảo vệ công trình và Phòng Cầu Hầm Viện Khoa học công nghệ GTVT đã nghiên cứu và áp dụng rất thành công dạng tấm slamo trực hướng. Chiều dày bê tông nhựa asfan thiết kế chỉ xấp xỉ 5 cm, nhưng phục vụ chủ yếu cho xe tải siêu nặng container từ cảng Tiên Sa về thành phố Đà Nẵng. Tuy nhiên sau gần 20 năm, kết cấu vẫn rất tốt.
Cầu... sợ nắng mưa?
Những con số hết tiền tỉ này lại tới tiền tỉ khác đổ vào cây cầu, khiến đa số người dân đang phải lo kiếm “bạc cắc” từng ngày chẳng thể dửng dưng. Đã vậy, nghe các bên liên quan và kể cả giới chuyên môn giải thích lý do chính vẫn lại là “tại ông thời tiết” thì cũng dễ hiểu tại sao nhiều người vẫn thấy khó lọt tai. Số khác chắc buồn… cười quá thành ra nảy sinh khiếu… hài hước:
“Lại sửa, sửa đến bao giờ??? Tôi nhớ cầu mới được sửa cách đây chưa lâu, Bộ và đơn vị chủ quản còn thông cáo rằng: Cầu được lát nhựa công nghệ Anh quốc. Kết quả đi được một thời gian thì lại xuống cấp tệ hại và lạ hơn là chẳng có ai nhận trách nhiệm hay chịu trách nhiệm cả. Bây giờ lại sửa công nghệ gì đây và liệu phải sửa bao nhiêu lần nữa??? Xin nhắn với các đồng chí sửa cầu rằng: Cầu được xây và sửa bằng tiền vay nợ quốc tế và thuế của người dân đóng góp đấy” - Trương Hoàng Tùng: truonghoangtung@yahoo.com
"Ban Quản lý dự án 2 vẫn cho rằng công tác sửa chữa, khắc phục các hư hỏng được nhà thầu tiến hành thường xuyên, liên tục nhưng do thời gian qua nắng nóng liên tục khiến tốc độ hư hỏng mặt cầu tăng nhanh". <--- Lý do mà các bác đưa ra cho việc hỏng cầu là đây bà con ạ. Đề nghị các bác khẩn trương lên kế hoạch mỗi người cầm 1 cái ô để che mặt đường, để cầu khỏi bị nắng và hư hỏng nhanh nhé!!...” – Vu Dung: caovudung@gmail.com
“Do thời gian qua, nắng nóng liên tục khiến tốc độ hư hỏng mặt cầu tăng nhanh…” - Sao nhà thầu không làm mái che hết phần cầu, cho cầu không bị nắng nhỉ???” - Trương Công Tâm: congtam_dl@yahoo.com
“Lúc mới sửa thì nói là do trời mưa nhiều quá nên mặt cầu không bám. Lần này tái sửa thì nói là do trời nắng nóng lâu nên làm tăng tốc độ hư hỏng mặt cầu? Tôi đề nghị: có lẽ nên chi thêm 1.000 tỷ VND nữa để làm mái cho cầu Thăng Long, như vậy sẽ giữ được mặt cầu TRƯỜNG TỒN VỚI THỜI GIAN. Nhưng mà cũng phải nói thật là nếu không bỏ tù vài vị vì tội vô trách nhiệm, gây thất thoát lớn cho nhà nước thì có lẽ không bao giờ hết được hiện tượng này” - Pham Ngoc Thong: phamngocthong_83@yahoo.com...
Lý do thời tiết và sự cố ngoài ý muốn thường được sử dụng như tấm lá chắn mỗi khi xảy ra chuyện trong nhiều lĩnh vực ở nước ta, chứ không riêng gì với ngành cầu đường. Song từ phía dư luận, đa số phản hồi đều nghiêng theo nhận định đã được nguyên Hiệu trưởng trường đại học Xây dựng-PGS.TS Nguyễn Văn Hùng đưa ra từ lâu: mặt cầu Thăng Long hỏng do nhân tai là chính. Từ đó, một số gợi ý và so sánh cũng được bạn đọc nêu ra, dù biết rồi cũng chỉ để “nói cho nhau nghe cho vui”.
“Thưa Bộ trưởng Thăng! BT đừng vội lại cho sửa cầu làm gì, vì theo ý kiến của tôi thì nơi cần sửa trước chính là đội ngũ cán bộ của ngài”- bạn đọc có email: khanhdientu1973@gmail.com
“Cứ đổ tội cho nắng nóng, cho xe tải nặng... thử hỏi các nước vùng sa mạc Bắc Phi, sa mạc Trung Đông thời tiết nóng hơn, khắc nghiệt hơn (có nơi đêm là âm 4-5 độ C, nhưng đến trưa có thể lên tới dương 42 - 45 độ C hoặc cao hơn), vậy thì đường sá của họ chảy nhão ra ban ngày rồi đông cứng lại về đêm chăng? Hoặc chỉ có Việt Nam mới có xe chở hàng nặng? Các nước khác không có?” - Hà Trung: hatrunguk@yahoo.co.uk
“Cảm ơn các bộ đã sửa, bảo hành để dân đi đỡ nguy hiểm. Nhưng lần này chi bảo hành xong, theo tôi, nên cho mấy công ty này nghỉ ngồi… xơi nước chè vỉa hè, mãi mãi không cho làm các cầu đường lớn. Còn nếu vẫn thương họ vì là… chỗ thân tình, thì cũng chỉ nên cho về làm cầu đường nông thôn, miền núi mà thôi.
Còn nếu sửa chữa như phương án đã làm là tạm thời cho vài tháng, theo tôi các bác nên cắt các tấm thép dày và to lát lên trên mặt chỗ vừa sửa để đặt phẳng, cố định như lát mặt cầu phà ngày xưa ta vẫn làm là ok. Rất bền và an toàn, tiết kiệm. Khi nào Bộ GTVT thu thêm phí của dân khoảng nghìn tỷ nữa thì… đem ra làm cho tốt. Và theo tôi, có lẽ là nên cho công ty tư nhân bỏ tiền làm để thu phí cầu cho kinh tế” - Bùi Thanh Sơn: Buíthanhon669@gmail.com
“Công nhận đất nước mình… giàu. Tôi thấy cầu Thăng Long mới làm lại, công tình trọng yếu như vậy mà chưa làm đã sửa quy mô lớn là sao? Mỗi lần sửa vậy “chạy thầu” 10% rơi vào túi ai nhỉ? Cứ vài năm sửa quy mô lớn một lần, tiền sửa đắt hơn xây mới đấy” - Ngọc Long: longqt46@gmail.com
“Bác nào có dịp đi qua hai cây cầu Mỹ Thuận và Cần Thơ thì thấy ngay sự khác biệt. Mặt bê tông nhựa của hai cây cầu đó thật là tuyệt vời, đi có cảm giác êm do mặt cầu phẳng. Đặc biệt là cầu Mỹ Thuận được khánh thành năm 2000, tính đến nay đã ngót nghét 12 năm mà chất lượng thì không phải bàn cãi. Chứ không như cầu Thanh Trì, mới đây lại thấy hỏng bề mặt, cầu Thăng Long cũng vậy... Hãy nhìn cách họ làm cầu cho ta đi, nhìn mà học hay là không thích học...để rồi lại: "sai đâu thì sửa đấy, sửa đấy sai đâu, sửa đâu sai đấy"…” - Thành Long: xthanhcong@yahoo.com
“Đường quê em ở Hải Dương, đường 391, làm xong cách đây 6-7 năm rồi mà lúc nào cũng như mới. Chẳng thấy hỏng hay ổ gà gì hết. Vậy mà cầu đường ở HN toàn thấy làm xong là hỏng ngay? Hic hic...không biết thi công kiểu gì nữa? Nhưng nói thẳng ra là:
1- Năng lực kém.
2- Ăn bớt…
Vậy lẽ nào nhà nước vẫn không có biện pháp gì? Cứ để chỉ khổ người dân mãi thôi sao?” - Vũ Gia Lâm: vugialam@yahoo.com
Của bền tại người
Người xưa đã đúc kết như vậy. Và với chuyện xây cầu, làm đường ở nước ta điều đó cũng chẳng phải là ngoại lệ. Vấn đề chính của những “cây cầu đau khổ” rõ ràng vẫn là do con người, cả từ ý thức tới năng lực cũng như văn hóa chịu trách nhiệm ở ta.
“Cứ sửa hoài, mà không thấy ai phải chịu trách nhiệm cả. Cũng giống như ở Lâm Đồng - QL 20 đoạn đường đèo Phú Hệp có vài km làm mới, nhưng chưa bàn giao đã vá... Vá tới 100% chiều dài đường mà không biết bao giờ mới vá xong....Cũng đã vá vài năm nay rồi đấy. Chẳng biết ngành giao thông làm ăn theo kiểu gì nữa. Chẳng lẽ không ai biết gì sao?” - Lê Thắng: thelang623@yahoo.com
“Thể hiện chất lượng kĩ thuật làm cầu đường ở VN là thế này đây sao? Theo tôi, việc này không thể đổ hết cho nhà thầu, mà do Bộ GTVT có lẽ chưa đủ năng lực kiểm tra chất lượng thì mới gây ra chuyện vừa sửa xong vài tháng lại sửa lại. Với kiểu làm này thì tôi e là cầu Thăng Long có sửa lại 10 lần trên qui mô lớn nữa thì nhà thầu… vẫn có lãi” - Hùng: hung_rom333@yahoo.com.vn
“Nhà thầu đã làm việc một cách rất hời hợt. Trong thời gian bảo hành, lẽ ra BQLDA2 cần nhắc nhở và gửi công văn xuống chứ, ai lại để tình trạng như thế này được. Bộ trưởng Thăng hãy mạnh tay hơn nữa với tình trạng này!” - Nguyen Thai: mrthai038@gmail.com
“Theo tôi, đây có thể coi là câu trả lời rõ nhất về sự lãng phí và thất thoát lớn trong quản lý xây dựng của ta, chẳng thế mà chi phí xây dựng 1km đường của Việt Nam đắt hơn 3 lần so với Mỹ. Cả dự án sửa chữa mặt cầu hết gần 100 tỷ đồng, vậy mà khi sửa chữa với quy mô lớn cũng chỉ vẻn vẹn có 750 triệu - một con số quá chênh lệch. Cần xem lại cách quản lý!” - Nguyen Hoang Long: hoanglong261001@yahoo.com.vn
“Tôi thì không có chuyên môn sâu về việc này, nhưng tôi cũng dám chắc chắn vá xong lại hỏng ngay. Tôi hầu như ngày nào cũng qua cầu, thấy 2 tuần gần đây mặt cầu bị phá ghê lắm, rất nguy hiểm, đã có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra do mặt cầu bị hỏng trong thời gian vừa qua. Cầu Thăng Long hiện tại đang là cây cầu huyết mạch có rất nhiều người hàng ngày qua đây, vậy mà vẫn để tình trạng lùng nhùng như thế này. Hỏi rằng những cây cầu và đoạn đường khác sẽ thế nào đây? Mình thấy phương án cứ nhờ các chuyên gia Nga xử lí giúp, thế là nhất cử lưỡng tiện. Việc đơn giản như thế, tôi nghĩ chắc các vị ngành GTVT thừa nghĩ ra, nhưng tại sao không làm??” - Đỗ Phúc: dotuanphuc@gmail.com
“Theo thống kê, thất thoát trong các công trình hạ tầng là rất lớn, vì vậy chất lượng công trình đương nhiên là kém. Ở xứ ta có luật bất thành văn là: quan hệ tốt với quản lý + chi nhiều money => được làm dự án. Vì vậy, đến khi nào ngăn chặn được chuyện này thì chất lượng công trình mới tốt được. Nhưng tôi nghĩ là đất nước chúng ta để làm được điều đó thì chắc cũng phải còn lâu lắm… Hãy đợi nhé!” - Desire: mazantz94@gmail.com
Có thể thấy rõ đa số ý kiến người dân đang nghiêng theo quan điểm được Nguyên Giang giang848@gmail.com nêu rõ:
Khánh Tùng