Để bên dưới còn kính trọng
Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang nói: “Cán bộ chức vụ càng cao thì chuyển biến về nhận thức và cả hành động phải càng cao, phải tỏ ra xứng đáng là người lãnh đạo để bên dưới còn kính trọng và noi theo, chứ không được nói suông, chỉ đạo suông”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã trao đổi với báo chí như vậy trong đợt tiếp xúc cử tri TPHCM ngày 2.5... Một câu nói sâu sắc, thấm thía và rất phù hợp trong lúc này.
Bên dưới là ai vậy? Là những cán bộ thuộc cấp, họ biết rõ bên trên làm như thế nào, ăn ra làm sao? Vì quá tường tận từng chân dung nên họ biết kính trọng ai, coi khinh ai. Mới hôm qua bên dưới đến nhà bên trên để đút lót, hôm sau bên trên lên bục giảng bài đạo đức cho bên dưới. Bên dưới ngồi im nhưng không lắng nghe, bởi vì trong lòng nghĩ khác. Mới hôm qua, bên trên nhận của bên dưới tiền chạy chức, chạy dự án, hôm sau bên trên dạy dỗ bên dưới bài học phòng, chống tham nhũng. Bên dưới nghe không lọt tai bởi vì biết rõ đó là sự giả dối. Bên trên không là gương sáng thì lấy gì bên dưới noi theo.
Bên dưới là ai vậy? Là dân. Dân thấy rõ từng việc làm của cán bộ lãnh đạo, phẩm chất đạo đức và năng lực của từng người và cũng từ đó mà trọng ai và khinh ai. Những cán bộ lãnh đạo có tầm tư duy xa rộng, có nhân cách lớn, dân hết mực kính trọng. Những cán bộ lãnh đạo chỉ “nói suông, chỉ đạo suông” nhưng bản thân không làm được gì, dân sẽ coi thường. Dân có quyền trọng và khinh, không ai cấm được dân cả. Mà cấm sao được những suy nghĩ trong đầu dân, ngăn sao được cảm xúc trong lòng dân.
Bên dưới xa là dân, bên dưới gần hơn là thuộc cấp và bên dưới gần nhất là con cái. Người ta có thể giấu giếm thiên hạ nhưng không che mắt được con cái về nhân cách của chính mình. Có thể cha mẹ mang về cho con cái nhiều tiền bạc, nhưng con cái sẽ không kính trọng khi biết những đồng tiền đó từ tham nhũng mà có. Ngược lại, có những đứa con rất tự hào vì biết rằng cha mẹ là cán bộ lãnh đạo sống thanh cao, liêm khiết. Những người cha, người mẹ đó luôn là tấm gương sáng để con cái kính trọng và noi theo.
Những người có chức quyền cần phải lưu tâm câu nói của Chủ tịch Nước, đặc biệt là “phải tỏ ra xứng đáng là người lãnh đạo để bên dưới còn kính trọng”. Rất nhiều người làm lãnh đạo nhưng không hề biết rằng bên dưới không kính trọng mình. Thậm chí, không ít người cứ tưởng rằng bên dưới rất kính trọng mình cho nên không có ý thức sửa đổi.
Bên dưới là ai vậy? Là dân. Dân thấy rõ từng việc làm của cán bộ lãnh đạo, phẩm chất đạo đức và năng lực của từng người và cũng từ đó mà trọng ai và khinh ai. Những cán bộ lãnh đạo có tầm tư duy xa rộng, có nhân cách lớn, dân hết mực kính trọng. Những cán bộ lãnh đạo chỉ “nói suông, chỉ đạo suông” nhưng bản thân không làm được gì, dân sẽ coi thường. Dân có quyền trọng và khinh, không ai cấm được dân cả. Mà cấm sao được những suy nghĩ trong đầu dân, ngăn sao được cảm xúc trong lòng dân.
Bên dưới xa là dân, bên dưới gần hơn là thuộc cấp và bên dưới gần nhất là con cái. Người ta có thể giấu giếm thiên hạ nhưng không che mắt được con cái về nhân cách của chính mình. Có thể cha mẹ mang về cho con cái nhiều tiền bạc, nhưng con cái sẽ không kính trọng khi biết những đồng tiền đó từ tham nhũng mà có. Ngược lại, có những đứa con rất tự hào vì biết rằng cha mẹ là cán bộ lãnh đạo sống thanh cao, liêm khiết. Những người cha, người mẹ đó luôn là tấm gương sáng để con cái kính trọng và noi theo.
Những người có chức quyền cần phải lưu tâm câu nói của Chủ tịch Nước, đặc biệt là “phải tỏ ra xứng đáng là người lãnh đạo để bên dưới còn kính trọng”. Rất nhiều người làm lãnh đạo nhưng không hề biết rằng bên dưới không kính trọng mình. Thậm chí, không ít người cứ tưởng rằng bên dưới rất kính trọng mình cho nên không có ý thức sửa đổi.
Theo Lê Thanh Phong
Lao Động