Đã đến lúc cần quy định cấm đốt vàng mã

Đến các đền chùa miếu mạo, lăng tẩm, người ta thi nhau đốt vàng mã. Lễ của người này phải nhiều hơn người khác, để van xin, để cầu khấn, mục đích cuối cùng là mặc cả với thánh thần. Một xã hội còn nhiều mê tín dị đoan, một cộng đồng còn mê muội, lạc hậu như vậy thì khó nói đến phát triển, đừng hy vọng chạm đến ngưỡng văn minh.

Đã đến lúc cần quy định cấm đốt vàng mã - 1

Tranh: HS Ngọc Diệp

Đến các đền chùa miếu mạo, lăng tẩm, người ta thi nhau đốt vàng mã. Lễ của người này phải nhiều hơn người khác, để van xin, để cầu khấn, mục đích cuối cùng là mặc cả với thánh thần. Một xã hội còn nhiều mê tín dị đoan, một cộng đồng còn mê muội, lạc hậu như vậy thì khó nói đến phát triển, đừng hy vọng chạm đến ngưỡng văn minh.

Việt Nam đã có những đạo luật được xem là "cách mạng", đó là cấm đốt pháo, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, cấm lái xe sau khi uống bia rượu.

Hiệu quả của Nghị định 100 đã thấy quá rõ khi đi áp dụng vào đời sống.

Vậy cũng đã đến lúc đặt vấn đề về quy định cấm đốt vàng mã.

Bởi vì, vàng mã là hủ tục, chính các chức sắc có uy tín của Giáo hội Phật giáo Việt Nam từng lên tiếng về việc này, và khẳng định nhà Phật không có giáo huấn Phật tử về đốt vàng mã như sự thể hiện niềm tin tôn giáo.

Đốt vàng mã gây ô nhiễm môi trường. Không khí nhiễm độc, trong đó có sự đóng góp của hàng ngàn tấn vàng mã và nhang độc đốt hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.

Đốt vàng mã gây lãng phí cho xã hội. Ngày nay con người hình như còn mê tín hơn, đốt cả ngựa xe, nhà lầu to vật. Người ta có niềm tin mù quáng rằng, tặng cho người âm của cải vật chất, vàng, đô la thì sẽ được người âm cho lại những thứ đó. 

Đến các đền chùa miếu mạo, lăng tẩm, người ta thi nhau đốt vàng mã. Lễ của người này phải nhiều hơn người khác, để van xin, để cầu khấn, mục đích cuối cùng là mặc cả với thánh thần.

Một xã hội còn nhiều mê tín dị đoan, một cộng đồng còn mê muội, lạc hậu như vậy thì khó nói đến phát triển, đừng hy vọng chạm đến ngưỡng văn minh.

Sẽ có ý kiến phản đối về việc cấm đốt vàng mã, vì cho rằng đây là tín ngưỡng của người dân. Đồng ý, tín ngưỡng của người dân thì người dân cứ giữ, nhưng trong nhà, cấm tuyệt đối nơi công cộng. Cũng giống như thuốc lá vậy thôi, ai muốn giết lá phổi của mình thì cứ hút ở nơi riêng tư, còn cấm không được giết lá phổi khác.

Cũng giống như ai uống rượu bia thì cứ uống, muốn hại sức khỏe của mình thì cứ việc, nhưng không lái xe gây nguy hiểm cho người khác.

Ai muốn đốt vàng mã trong nhà thì cứ đốt, nhưng cấm không cho đốt ngoài đường. Cấm không cho các xe tang rải vàng mã khi chạy trên đường, vì đây là một trong những hoạt động xả rác kinh khủng và ngang nhiên nhất.

Các chùa không khuyến khích và cũng không cho Phật tử đốt vàng mã, đó cũng là cách để thay đổi nhận thức của cho cộng đồng.

Tương tự, các đền miếu, lăng tẩm, không cho đốt vàng mã, vậy thì sẽ hạn chế được rất nhiều. Là một cuộc cách mạng về văn minh.

Soạn thảo quy định phù hợp, vừa tôn trọng tín ngưỡng của người dân, nhưng đảm bảo chất lượng về quản trị xã hội, đó mới là làm luật giỏi.

Theo Lê Thanh Phong

Báo Lao động  

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm