Chữa "bệnh phong bì” từ phía bệnh nhân hay thầy thuốc?
(Dân trí) - Đây không phải lần đầu câu chuyện về “văn hóa phong bì”, “văn hóa bôi trơn” ở bệnh viện được đề cập. Tuy nhiên đề tài này lại sôi sục trước thông tin nhân viên y tế 5 bệnh viện lớn cam kết nói “không” với phong bì. Song thuốc cần chữa từ đâu?
Bệnh nhân đông, áp lực lớn... liệu nhân viên y tế có thể thân thiện, tận tình chu đáo ? (ảnh minh họa: H.Hải)
“Nói thế thôi chứ đi bệnh viện K mà không có phong bì thì bệnh nhân ốm trung bình cũng thành ốm nặng vì không được nhập viện, không có giường...” - nick adz cauduongbo@yahoo.com.vn nêu rõ.
“Thực sự “văn hóa phong bì” là nỗi khổ của người dân nghèo khi bị mắc bệnh. Vì tiền viện phí nhiều khi còn phải vay mượn mới có để mà chữa bệnh. Khi đến bệnh viện họ không có tiền “phong bì” để bồi dưỡng bác sĩ sẽ chẳng nhận được sự quan tâm chu đáo đâu, thậm chí còn bị bác sĩ, y tá quát mắng. Cảnh đó tái diễn thường xuyên ở các bệnh viện, liệu có dẹp bỏ được không hay chỉ như bắt cóc bỏ đĩa” - Hua Thi Diu: Huadiu102@gmail.com lo ngại.
“Tâm lý chung của người nhà bệnh nhân là không đưa phong bì thì không yên tâm. Rất nhiều cán bộ ngành y tế có điều kiện và hoàn cảnh cuộc sống còn thiếu thốn, vì vậy muốn văn hóa phong bì với bác sĩ được triệt bỏ thì cần quan tâm hơn nữa chế độ đãi ngộ với họ. Và nói chung ngành nghề nào cũng vậy, muốn cán bộ không tham ô, tham nhũng thì lương phải cao, đảm bảo cuộc sống chứ” - Lê Diễm: lediem82hp@gmail.com nói thay suy nghĩ của nhiều người.
“Việc đưa phong bì là rất xấu, các vị thử nghĩ đưa phong bì thì đưa bao nhiêu để họ quan tâm? Tốt nhất là có bảng menu giá viện phí cao lên chút thì sẽ tốt hơn. Tôi cũng không trách cứ chuyện đưa phong bì, nhưng việc gì cũng phải rõ ràng. Tại bệnh viện có thể nói rõ đó là tiền bồi dưỡng cho bác sĩ nhưng phải có những quy định chung, tránh tình trạng kẻ đưa nhiều người đưa ít, kẻ đưa nhiều được quan tâm và người đưa ít thì không...” - nick Vietnam: haiduong_nw1983@yahoo.com bày tỏ.
“Qua bài báo tôi rất mừng vì các y BS không nhận phong bì. Nhưng để thực hiện được điều đó thì rất khó với con người VN. Tôi đang sống ở HÀN QUỐC ở bên này nếu đã đi BV thì BV lo từ A đến Z và người nhà chỉ lo tiền trả thuốc thang và viện phí. Trong thời gian nằm viện nếu cảm thấy không thoải mái thì bệnh nhân có quyền khiếu nại hoặc tố cáo trước pháp luật. Khi xuất viện có quyền nêu ý kiến (khen,chê) đóng góp. Tôi ước mong một ngày nào đó các BV của VN mình sẽ giống như các nước" - LÊ VĂN DUY tdttw2_th@yahoo.com nhấn mạnh mong muốn cũng là của tất cả người dân chúng ta hiện nay.