Cách chống ùn tắc giao thông của Hà Nội chưa ổn
(Dân trí) - Hiện nay, tình trạng ùn tắc giao thông là vấn đề nhức nhối của Hà Nội đến nỗi Chính phủ phải vào cuộc. Lãnh đạo Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm chống ùn tắc giao thông nhưng chưa mang lại kết quả như mong muốn.
Để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông tại thành phố lớn cần phải có những biện pháp lâu dài (Ảnh: SGGP)
Đối tượng thay đổi mạnh nhất là học sinh THPT và sinh viên các trường đại học, cao đẳng, hoặc học nghề. Ai có con em là đối tượng này đều biết, chưa đến 5 giờ 30 các cháu đã dậy, ăn nhanh chóng và vội vã tới trường. Cứ 6 giờ các bên xe buýt tràn ngập sinh viên. Việc đến trường trước 7 giờ là việc làm hàng ngày và thời điểm này cách xa thời gian giờ cao điểm (từ 7 giờ 30). Vì thế, đối tượng trên thực tế không gây cản trở giao thông trong giờ cao điểm. Mọi người ra đường vào giờ cao điểm đều thấy, số sinh viên tham gia giao thông hầu như không có. Ngoài ra, buổi chiều các em còn phải tham gia các lớp học nâng cao trình độ, bổ sung ngoại ngữ. Nếu sự thay đổi giờ này xảy ra thì các em sẽ phải thay đổi giờ học, thậm chí sau 22 giờ mới được về nhà. Điều này vừa hao sức lực của các cháu vừa không an toàn cho nhiều cháu, nhất là các cháu nữ.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
Này phải tham gia giao thông vào giờ cao điểm. Tuy vậy, họ vẫn “sung sướng” hơn khi thực hiện giải pháp của Hà Nội bắt buộc đối với họ, vì như hiện nay hằng ngày họ chỉ cần vắng nhà hằng ngày khoảng 10 giờ, con giải pháp của Hà Nội bắt họ tới 13 giờ ở ngoài nhà của họ (đi trên đường và ở nơi làm việc).
Trong khi chúng ta kêu gọi tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm thời gian thì giải pháp đổi giờ làm việc của Hà Nội là ngược lại với chủ trương tiết kiệm. Bởi lẽ, nếu phải học từ 6 giờ 30 và tan học sau 18 giờ 30 thì học sinh phải học dưới ánh đèn điện tới 7 giờ sáng và từ 17 giờ tới 18 giờ 30 chiều. Mỗi ngày mỗi trường phải thắp tối thiểu thêm 2 giờ đèn điện quả gây lãng phí rất lớn cho ngân sách. Phải chăng, ngân sách này chủ yếu là của trung ương cấp, ít ảnh hưởng tới ngân sách của Hà Nội nên Hà Nội không quan tâm?
Tại sao Hà Nội không yêu cầu công chức của mình đi làm từ lúc 7 giờ sáng và tan tầm sau 18 giờ 30. Khi ấy vừa góp phần giảm ùn tắc giao thông, vừa đáp ứng những nhu cầu dịch vụ hành chính mà nhân dân cần. Với hơn 70 ngàn công chức viên chức ở nội thành, kèm với lực lượng công an (phòng tiếp dân, phòng làm chứng minh thư, phòng hộ khẩu), phòng nhận hồ sơ v.v.. thì việc đi làm sớm của họ quả có ý nghĩa cho xã hội. Chẳng hạn, người dân tới phường, tới phòng sớm, đăng ký xong “một cửa” và ung dung chiều đến lấy. Vừa đỡ mất công sức của dân, tránh lãng phí cho xã hội và người dân không thấy “hành là chính” tại các cơ quan công quyền.
Tôi xin khẳng định, việc chống ùn tắc giao thông của thành phố ta với kiểu làm như hiện nay sẽ không đem lại kết quả mong muốn. Hà Nội đang chống ùn tắc giao thong theo kiểu “Hồ Quí Ly chống giặc ngoại xâm” mà không biết dựa vào ý dân và sức dân cho nên thất bại. Tất nhiên cách so sánh nào cũng khập khiễng nhưng tôi thấy cách giải quyết tắc nghẽn giao thông hiện nay của Hà Nội còn mang tính hình thức, chưa nắm rõ tình hình thực tế và chưa đúng với ý nguyện của nhân dân, nặng về tính áp đặt theo mệnh lệnh hành chính, lại thiếu sự đồng bộ, và thiếu sự linh hoạt. Cách làm này nhiều khi dùng những mệnh lệnh khiên cưỡng làm mệt mỏi và gây bức xúc cho người dân và du khách.
Thực tế, chúng ta có nhiều giải pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có tính khả thi để khắc phục từ gốc tình trạng ùn tắc giao thông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên trước mắt, giải pháp quan trọng nhất chính là tăng cường biện pháp giáo dục vận động nhân dân, sử dụng sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, mọi tổ chức xã hội, từ đó phát huy ý thức tự giác chấp hành nghiêm luật lệ giao thông, huy động sức dân tham gia chống ùn tắc giao thông.
Đi đôi với biện pháp giáo dục, vận động, cần xử lý thật nghiêm những trường hợp vi phạm. Cần kiên quyết loại trừ khỏi thành phố những xe ba bánh chuyên dùng để chở hàng cồng kềnh, dù chủ xe là đối tượng nào đều phải chấp hành nghiêm luật lệ giao thông để bảo đảm an toàn giao thông cho mọi người.
Sắp xếp lại giờ làm việc cũng là một giải pháp trước mắt cần làm nhưng cần tính toán thấu đáo để không ảnh hưởng nhiều đến một đối tượng nào đó, nhất là đối tượng này vốn không làm ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông trong giờ cao điểm.
Ở những nơi các con đường huyết mạch giao nhau, cần sớm xúc tiến việc làm thêm đường hầm, cầu vượt để chống ùn tắc giao thông ở những nơi này.
Nếu thực hiện những giải pháp nói trên, tôi nghĩ rằng hệ thống giao thông của Hà Nội có thể được cải thiện đáng kể và sớm khắc phục tình trạng tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm như hiện nay.
Huyền Minh Quang
LTS Dân trí - Bắt đầu từ tháng 2-2012, giờ bắt đầu làm việc và kết thúc trong ngày ở Hà Nội sẽ thay đổi tùy theo chức năng hoạt động của các cơ quan ở Trung ương và Hà Nội cũng như các bậc học khác nhau.
Bài viết trên đóng góp ý kiến chủ yếu về việc quy định chưa hợp lý về giờ giấc làm việc hằng ngày với các đối tượng là các Trường THPT, Đai học, Cao đẳng, Dạy nghề.
Mong rằng Hà Nội xem xét và cân nhắc thêm những ý kiến đóng góp của nhân dân và nếu thấy ý kiến nào hợp lý thì nên điều chỉnh các giải pháp chống ùn tắc nói chung cũng như quy định giờ làm việc nói riêng để phù hợp với các đối tượng và đem lại hiệu quả thiết thực.