Bổ nhiệm giáo sư ở nước ta không giống ai?

(Dân trí) - Tại cuộc họp Hội đồng CDGSNN lần thứ VI ngày 23/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị các thành viên hội đồng khẩn trương nghiên cứu sửa đổi Quy chế 174 hiện hành, để việc xét công nhận chức danh đảm bảo chất lượng cao nhất, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Hội đồng Chức danh này đã từng dùng cụm từ “phù hợp thông lệ quốc tế” để trấn an và thuyết phục dư luận khi thực hiện Quy chế 174, thậm chí biến cái vô lý thành cái có lý? Mỗi khi lúng túng, không tự tin trong cách giải quyết việc lớn như phong chức danh khoa học, người ta hay đưa ra cụm từ này, vì nghĩ rằng không ai có tiền ra nước ngoài kiểm chứng “thông lệ quốc tế”? Nhưng họ đã nhầm, trong thời đại toàn cầu hóa, thông tin gần như tức thời.  

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

GS Nguyễn Văn Tuấn hiện đang là Giáo sư đại học của Úc,  trong bài “Đề nghị cải cách chức danh giáo sư”  đã đưa ra ý kiến phản bác :  Tiêu chuẩn xét duyệt chức danh GS, PGS hiện nay ở VN rất phức tạp và...” số hóa”. Mỗi công trình công bố đều tính bằng điểm, mỗi sách viết ra cũng tính điểm.Mà cho điểm lại không cống bằng, bài đăng Tạp chí trong nước cũng có điểm các tạp chí danh tiếng trên thế giới, thậm chí có khi còn cao hơn. Không có nơi nào trên thế giới lại "cho điểm" GS như thế. Làm như thế là một cách biến các ứng viên GS thành học trò!

Ông còn đề nghị nên hủy bỏ cách xét duyệt chức danh theo "mô hình hai bước" như hiện nay và cũng nên bỏ khái niệm phong chức danh GS theo nhu cầu
(đấy là chuyện ngày xưa còn bây giờ không có chuyện đó).

Theo Quyết định 174 của Chính phủ thì hiện nay qui trình tiến phong chức danh  GS chia làm hai bước:

Bước một, HĐCDGSNN xét duyệt ứng viên đủ tiêu chuẩn GS, PGS. Bước hai, ứng viên phải được một cơ sở ĐH bổ nhiệm mới (và nếu sau hai năm vẫn chưa tìm được nơi bổ nhiệm thì chức danh GS cũng không còn!) Nói nôm na là HĐCDGSNN chỉ cấp văn bằng GS, và GS phải đi... tìm việc.

Cách làm này là một cách xem thường chức danh GS như chỉ ngang với một... bằng tốt nghiệp. Qui trình này rất lạ lùng. Tôi không thấy nơi nào trên thế giới làm như thế. GS là phải gắn liền với một cơ sở ĐH nhất định. Trước khi đệ đơn xin phong GS, ứng viên phải là giảng viên của một cơ sở ĐH cụ thể. Đấy là nhận định của GS. Nguyễn Văn Tuấn.
 
Bổ nhiệm giáo sư ở nước ta không giống ai? - 1

(ảnh minh họa - nguồn ảnh: internet)

 

Còn Nhà văn Nguyễn Quang Lập trong bài “Khổ thân giáo sư” có đoạn viết :”Chả hiểu nhu cầu giáo sư là thế nào, thế nào mới gọi là có nhu cầu? Rất tù mù. Chỉ biết sau khi “ cơ sở” có nhu cầu rồi thì bước thứ hai bi hài là những ai muốn có cái danh GS, PGS phải “xin” được bổ nhiệm, và cơ sở có nhu cầu tuyển GS, PGS “cho” thì mới được danh hiệu cao quí ấy, công văn 89 nói vòng vèo nhưng tóm lại là như thế. Có lẽ dưới gầm trời này chỉ có nước Nam ta mới có chuyện “xin - cho” danh hiệu cao quí và danh hiệu cao quí được bổ nhiệm chứ không phải tưởng thưởng hay tấn phong.”

 

Thực chất bổ nhiệm giáo sư là gì?

 

Nhà báo Hồ Bất Khuất  trong bài “Chức danh khoa học: Thêm rắm rối để kiếm chác?!” đã viết “Đây là cách làm không giống ai, rất pha tạp, rắm rối và lại tạo điều kiện cho tiêu cực. Nếu những ai phải chạy để được công nhận GS, PGS thì phải chạy cả hai cửa, công nhận và bổ nhiệm. Mà chạy chọt bây giờ tốn kém lắm. Một số bạn bè của tôi đủ tiêu chuẩn để là GS, PGS nhưng không đủ tiền để “đi chợ” nên “nghỉ cho khoẻ”.

 

Trong bài : Chuyện phong học hàm: “Nhục lắm, em ạ!”,  tác giả Nhật Nguyệt cho biết “Có một chuyện mà ai cũng biết nhưng khi nói ra trên mặt báo, nhiều người lại nhăn mặt tỏ ra khó chịu. Số là, tôi có người thân trong đoàn giảng viên một tỉnh phía Bắc kéo về Hà Nội hồi đầu năm, để thi nâng ngạch giảng viên chính. Trong tin tức hàng ngày tôi được cập nhật, không khi nào không có chuyện đoàn đã “đi” những cửa nào, tốn bao nhiêu tiền. Đó là chuyện chua chát hệt như nỗi đau khổ của những người muốn được phong GS, PGS. Thử hỏi nếu những người thầy khốn khổ theo một nghĩa nào đó, không phải là giảng viên chính thì ai mới là giảng viên chính? Tại sao họ lại phải đi “xin” được công nhận- một điều hiển nhiên- từ những người “leng keng” những học hàm học vị nhưng có khi cả đời chưa từng biết rát cổ vì giảng bài 12 tiết một ngày?”

 

Trong bài “Tương lai buồn cho cải cách giáo dục Việt Nam”, một độc giả đã thốt lên rằng :” Việc duy trì những thủ tục hành chính, không có một nguyên nhân sâu xa nào khác ngoài nguyên nhân để cho những người / nhóm người ra quyết định được nhận bổng lộc - đó là một loại tiền hối lộ, và tiền bẩn. Việc chạy chọt và nịnh nọt cho các chức vụ, hay chức danh GS/PGS  là có thật. Ở nước ta, điều lạ kỳ là mọi người đều biết sự thật nhưng chẳng ai dám/muốn nhìn thẳng vào sự thật

 

Kết luận

 

Những nhà soạn thảo quy trình tấn phong GS/PGS cho rằng :”quyết định 174 là theo “thông lệ quốc tế”, nhưng qua 3 năm thực hiện, mới phát hiện ra :Không có nước nào trên thế giới có cách tấn phong GS/PGS như quyết định 174 của Việt Nam .

 

Mà giả sử như có  một nước xa xôi  nào đó áp dụng cách làm này, thì cũng nên cho đó là chuyện riêng của họ, không nên vì thế mà  biến hóa thành “thông lệ quốc tế”  để “chấn an” người trong nước?

 

GS/PGS là chức danh khoa học cao nhất của giảng viên đại học, do đó việc xét phong tặng chức danh này cần phải bảo đảm tính chính xác, khách quan, khoa học nhất,  nhưng không nên lợi dụng yêu cầu này để tạo ra những thủ tục hành chính rườm rà làm nản lòng các nhà giáo, đồng thời là các nhà khoa học. Hãy để họ có thời gian chuyên tâm vào giảng dạy- nghiên cứu khoa học thay vì phải  sa đà mất thời gian công sức vào các thủ tục phiền hà bấy lâu nay.

 

                                                                    Từ Thanh Quang

 

LTS Dân trí - Việc bổ nhiệm các chức danh PGS/GS đã gây nên nhiều sự bất bình và thắc mắc của những “người trong cuộc” cũng như dư luận nói chung. Tựu trung là do các tiêu chí đề ra thiếu căn cứ khoa học và khách quan, không đánh giá đúng thực chất những công trình, đề tài khoa học của các ứng viên theo như thông lệ quốc tế. Mặt khác quy trình tiến hành làm hai bước: sau khi được Hội đồng Chúc danh công nhân đạt tiêu chuẩn PGS/GS, còn phải chờ cơ sở đại học nào có nhu cầu mới có thể xin được bổ nhiệm.

 

Chính vì “cách chấm” đề tài, công trình khoa học mà không khoa học cũng như quy trình “hai bước” đều không phù hợp với thông lệ quốc tế hiện nay, cho nên vừa không bảo đảm chất lượng việc tấn phong ( hay bổ nhiệm), vừa tạo ra kẽ hở cho sự tham