Bạn đọc viết: Lời giải nào cho bài toán tiao thông Việt Nam (bài 2):
“Binh pháp” riêng của việc vay nợ
(Dân trí) - Một thực tế cay đắng là hầu như tất cả các Giáo sư Tiến sỹ Bộ GTVT đã mất hết sự năng động, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học cũng như làm tham mưu cho Đảng và Nhà nước về Chiến lược giao thông.
Mất tính độc lập sáng tạo
Trả lời phòng vấn báo Sài Gòn tiếp thị, Tiến sỹ Nguyễn Lương Hải Khôi - một chuyên gia nghiên cứu tại Nhật Bản - đã nói về hiện thực cay đắng này:
“Chúng ta mở cửa từ 1986, nhưng nay đang “cô lập” về trí tuệ. Chúng ta độc lập từ năm 1945, nhưng nay đang “nô lệ” về trí tuệ. Và bởi vì tự chủ trong trí tuệ là cơ sở để tự chủ trong kinh tế và tự chủ trong kinh tế là nền tảng của độc lập chính trị, cho nên sự “nô lệ” và “cô lập” trong trí tuệ phải được chấm dứt… Trong suốt 10 năm qua, bên xây dựng Chiến lược giao thông toàn quốc cho Việt Nam là JICA của Nhật, từ Vitranss 1 đến Vitranss 2. Và cũng chính JICA đề xuất cho Việt Nam vay ODA để xây dựng từng tiểu mục trong cái tổng thể chung ấy. Như vậy, họ kiểm soát từ A đến Z: không chỉ vốn vay, tiền lãi, kỹ thuật, thị phần xây dựng, mà cả tri thức, hiểu biết về thực tiễn của chính chúng ta, từ kế hoạch tổng thể chung đến từng dự án cụ thể.
Việt Nam gần như chẳng phải làm gì. Chỉ cần ký vào tờ giấy vay nợ và cầu đường cứ thế mọc lên. JICA đề xuất các dự án là với mục đích cho vay. Vì vậy, tư duy dự án nhắm đến mục đích “gắp từng món trên mâm” là kiểu tư duy chủ đạo. Nếu họ có vạch ra cho ta một “hệ thống” thì cái “hệ thống” đó chỉ là bản đồ những dự án mà các công ty Nhật đã sẵn sàng giành hợp đồng xây dựng.
Thế mới biết các chuyên gia cao cấp bộ của GTVT từ lâu đã trở thành “nô lệ tiến sỹ “, mất hết tính độc lập sáng tạo để nghiễm nhiên trở thành “ăn mày trí thức“, đang hưởng những đồng lương trong kinh phí “ nghiên cứu đề tài khoa học" từ tiền thuế đóng góp của nhân dân, trong đó có nhiều nông dân và các tầng lớp tiểu thương .
Botay.com!
“Xưa, Nguyễn Công Trứ khi còn là một học trò nghèo mà có tấm lòng yêu nước thương nòi, đã ngồi nắn nót viết 10 điều dâng Vua hiến kế những việc cần làm cho nước non tháí bình, muôn dân no ấm!
Nay 1000 GS - TS Bộ GTVT được nhân dân dành dụm cho ăn học tới nơi tới chốn, được thỏa sức nghiên cứu trong viện nghiên cứu hiện đại, lại chấp nhận “botay.com” trước một thực trạng hỗn loạn và thảm họa quốc gia về giao thông được sao? lại tiếp tục nhờ chuyên gia nước ngoài giải hộ bài toán giao thông được sao?
Thực tế 10 năm qua JICA cũng đã bó tay hoàn toàn trước bài toán giao thông tại VN!
Tại sao gỡ rối cho bài toán giao thông VN lại không chịu bắt đầu từ việc phải mở rộng và hiện đại đường sắt quốc gia và cải tổ phương thức quản lý và hoạt động của ngành hàng không, vì đó là hai ngành giao thông hiện đại chủ lực có tốc độ cao, có thể làm thăng bằng được “cán cân cung cầu”. Khi ĐS và hàng không giành được trên 60% thị phần vận tải thì coi như chúng ta đã thắng. Cú đột phá chiến lược này nhằm khai thông “động mạch chủ” để làm cơ sở cho khai thông các tĩnh mạch, đó là hệ thống giao thông công cộng tại các đô thị để thay thế dần phương tiện giao thông cá nhân vốn đã ngập tràn các đô thị .
Tại sao các TS người VN lại không chịu “mở rộng và hiện đại ĐS quốc gia”, không chịu xây dựng “ Chiến lược Giao thông VN, Chiến lược Đường sắt Việt Nam, Chiến lược Hàng không Việt Nam …”? Mà lại trao vận mệnh quốc gia cho người nước ngoài lập “chiến lược”.
Thủ đô Hà Nội, TPHCM trên 8 triệu dân cần có tối thiểu hai sân bay ở hai đầu thành phố để chi viện cho nhau. Vậy mà chúng ta đang để lãng phí sân bay Biên Hòa , sân bay Gia Lâm , sân bay Bạch Mai trên 25 tỷ USD .
Chúng ta để xảy ra hỗn loạn, quá tải, ùn tắc trong khi quá lãng phá hạ tầng giao thông - đó là đường sắt và cả một hệ thống 48 sân bay, trong khi lại loay hoay đi làm ĐSCT 56 tỷ USD, làm mới sân hay 15 tỷ USD bằng vốn vay ODA để “làm quà tặng cho con cháu 50 năm sau" … ?
Đã đến lúc 1000 GS - TS ngành GTVT cần tỉnh giấc trên “chiếc giường ĐS khổ 1 mét" để đẩy lùi sự tụt hậu, để được làm những trí thức chân chính của một nước độc lập có chủ quyền!
Và xin mượn lời của chuyên gia Nguyễn Lương Hải Khôi để kết thúc cho bài viết này: “Muốn có hệ thống giao thông hiện đại, thông suốt, đồng thời giảm đầu tư công và thoát khỏi bẫy nợ nần, Việt Nam cần có một “binh pháp” riêng của việc vay nợ, giúp chúng ta “chủ động” việc vay đó, đối trị với “binh pháp” ODA của các nước cho vay.”
Tiến sỹ Trần Đình Bá
(Hội Kinh tế & vận tải Đường sắt Việt Nam