Bài học dân gian cho những cây cầu tuổi thọ ngắn

(Dân trí) - Là người dân của một đất nước còn nghèo, kiếm từng đồng lẻ vẫn hết sức khó khăn trong điều kiện đồ thị giá cả chỉ có tăng dần đều, thử hỏi ai không xót xa trước tình cảnh những cây cầu của Thủ đô ngốn toàn tiền tỉ mà tuổi thọ lại quá ngắn.

Cầu bộ hành trên đường Nguyễn Chí Thanh phải tháo dỡ (Ảnh: Trúc Linh
Cầu bộ hành trên đường Nguyễn Chí Thanh phải tháo dỡ (Ảnh: Trúc Linh)

Vấn đề... màu mè

Có lẽ cũng muốn góp thêm 1 tiếng nói trong số rất ít ỏi phản hồi cảm thông với “bác” Giao thông, Minh truonvanminhtn@yahoo.com.vn vớt vát:

“Những cầu vượt này được đầu tư xây dựng chính là để đảm bảo an toàn cho người đi bộ qua đường, vì vậy vị trí đặt các cây cầu này không sai. Chỉ có điều trớ trêu thay là đa số người VN mình vốn có thói quen xấu thích băng qua đường (dù biết là nguy hiểm) thay vì đi lên cầu. Vỉ thế mới có cảnh những cây cầu chỉ để cho các đối tượng nghiện sử dụng làm nơi hút chích... Vì thế, theo tôi thì  lỗi này không thuộc về những người quy hoạch những cây cầu đó đâu. Nay thấy để những cây cầu đó không ai sử dụng thì dỡ đi là đúng, vì dù có bị lãng phí một phần nhưng vẫn còn thu hồi được vật tư chính để làm việc khác. Dù sao đây cũng là một bài học cho sự phát triển”.

Còn ý kiến chung của dư luận nhân dân suốt thời gian dài vừa qua luôn có những điểm chung với nhiều chuyên gia, khi cùng cho rằng không chỉ quy hoạch của ngành giao thông bị “hỏng” mà cả cách làm việc, lối tư duy... hay nói tóm lại là cả Tài – Tâm – Tầm của cả các giới chức lẫn cán bộ của chúng ta đều “có vấn đề”.

Đưa ra những con số rất cụ thể để làm đối trọng với cách làm việc theo kiểu “ném tiền qua cửa sổ chỉ vì tầm nhìn một vài năm” này, Hoàng Thanh Phong  Thanhphong@yahoo.com nhắn nhủ: 

“Góp đá xây Trường Sa vận động bằng tin nhắn từ 10.000 đồng. Mổ tim cho các cháu khuyết tật tim trung bình 40 triệu đồng/ ca, phải vận động mọi người dân góp từng đồng. Dự án Cơm có thịt cho trẻ em nghèo miền núi cũng phải vận động từng đồng một đó, thưa các vị Giao thông!”

Lê Tuấn Anh  ltanhtaydo@gmail.com chua xót:

“Dân cứ đóng góp, các vị ấy cứ THỬ!  Mất vài tỷ có sao đâu, có thế mới có tiền CHIA! ...  Làm cán bộ công chức thật sướng,  gây thiệt hại hàng tỷ đồng mà vẫn...  vô tư... Có lẽ chỉ ở VN mới có kiểu này!”

Nghiem Hai nghiemhai@yahoo.com nhấn mạnh:

“Cách làm việc của cả bộ máy của chúng ta trong lĩnh vực này, theo tôi là có vấn đề. Nhưng đáng tiếc là thấy sai lại không được sửa chữa kịp thời, phải chăng vì trách nhiệm trong bộ máy nói chung không thuộc về ai, mà thuộc về tất cả? Còn lỗi luôn thuộc về người dân?”

Nick Dan ngheo danngheo@gmail.com nêu rõ yếu tố “màu mè” trong những dự án “chết yểu” này:

“Đất nước đã nghèo mà nhiều bộ ngành vẫn thi đua nhau xây dựng, làm đường, làm cầu.... Biết không có hiệu quả nhưng vẫn cố tình làm vì  càng vẽ ra được bao nhiêu ( lòng vòng) thì các vị càng có ‘mầu đậm’ dù hiệu quả không cao. Cuối cùng là chết tiền của dân và ảnh hưởng xấu tới mỹ quan thành phố. Có lẽ chỉ ở VN các bộ ngành đều nghĩ ra cách xây dựng, mua sắm ... càng xông xênh thì mới càng có mầu đậm, vậy mỗi bộ ngành đều ‘phá’ một ít thì đất nước ta nền kinh tế đi đến đâu nhỉ ???? Tôi thấy hầu như ở đâu cũng đều có tình trạng như thế cả .Mong sao Đảng và nhà nước kiên quyết loại bỏ tình trạng nêu trên, mạnh tay làm trong sạch đội ngũ cán bộ...”
Cầu bộ hành trên đường Nguyễn Chí Thanh phải tháo dỡ (Ảnh: Trúc Linh

Cầu vượt lắp ghép trên đường Láng Hạ mới thông xe được 1 năm, giờ dự tính phải “ném” hơn 10 tỷ đồng để nâng cấp nhằm phục vụ 35 chiếc xe buýt nhanh

Bài học biết lắng nghe

Nói về bài toán giao thông bao nhiêu xem ra cũng không đủ, nhưng điều khiến dư luận thất vọng nhất là những tiếng nói tâm huyết từ các chuyên gia và cả của người dân hầu như đều chẳng được những người có trách nhiệm lắng nghe và từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích. Những gì được áp dụng thì...hậu quả đã nhỡn tiền như thực tế hôm nay:

 “Giao thông luôn là vấn đề nóng được toàn xã hội quan tâm. Mỗi lần ra đường Hà Nội là một lần mình thấy lo lắng. Tới bao giờ những hiện tượng ùn tắc, tai nạn mới giảm đây? Những ý kiến đóng góp của các chuyên gia giao thông và dư luận nên được xem xét và rút kinh nghiệm khi thực thi. Nhưng hầu như những người có hiểu biết hiến kế thì không áp dụng, mà chỉ áp dụng những ý tưởng chẳng ra sao, chỉ mới mấy năm xây dựng xong đã thấy rõ bất cập?” - Trần Thị Xuân Chi: tran.xuanchi14@gmail.com

 “Bài học thứ 5 quá đúng và chính là nguyên nhân xâu sa của tất cả những hệ lụy cùng các bài học khác. Làm giao thông thì phải được học hành bài bản về giao thông, làm việc có Tâm và có Tầm... Chứ cứ như hiện nay thì giao thông hỗn loạn trong khi chi phí rất tốn kém cũng không có gì lạ, mà nếu thực tâm muốn khắc phục thì cũng không phải là không thể” - Moc Lan: Nmoclan@yahoo.com

 “... Không chỉ ở Hà Nội mà nhiều tỉnh thành khác đều có tình trạng như vậy. Các giới chức có lẽ tự cho mình là cao siêu nên không bao giờ nghe lời của những chuyên gia và dư luận đóng góp. 1 đồ án đầy tâm huyết của những nhà tư vấn sau khi đưa qua những nhà quản lý xem xét thì... vỡ vụn hết, điều này chẳng phải thể hiện tầm nhìn... chưa dài của họ sao? Hi vọng bài viết này không chỉ nói cho giao thông mà nói cho nhiều ngành khác, không chỉ nói cho Hà Nội mà nói cho nhiều tỉnh thành cũng đang trong quá trình phát triển nóng tương tự!” - Trần Thanh Bình: tranbinhkts@gmail.com

“Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

1.Vai trò của người đứng đầu thành phố trong các đề án. Ở Đà Nẵng,  nếu có công trình, dự án nào không phù hợp, Bí thư Thành ủy đều lập tức có ý kiến chỉ đạo. Còn ở HN và TPHCM hình như ít thấy các đồng chí ấy xuất hiện chỉ đạo những vấn đề nóng này?

2. Vẫn còn tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”. Thành phố chỉ đạo 1 đằng, sở làm 1 nẻo. Công tác tuyển dụng cán bộ không rõ ràng nên cán bộ các ban, ngành phần lớn là người không có năng lực. Nạn chạy chức, chạy quyền, con ông cháu cha.... khiến cán bộ các cấp không có tâm huyết, chỉ lo dự án này, dự án kia có bao nhiêu hoa hồng đút túi. Với những con người như thế trong bộ máy, thử hỏi làm sao có thể có những công trình tâm huyết, mang tầm nhìn theo kịp thời đại được?” - Ninh Nguyễn:  nguyenthanhninhtkct40@gmail.com

Bùi Trọng Nghĩa trongnghia_68@yahoo.com nhấn mạnh:

“Có lẽ ngoài sự thiếu cái TÂM và TẦM  mà tác giả đã nêu ra trong bài trả lời phỏng vấn, thì sự hạn chế của các nhà quy hoạch nói riêng và nhiều giới chức VN nói chung là: vẫn còn một tồn tại đáng sợ nữa là KHÔNG BIẾT LẮNG NGHE”.
Những bài học trường đời bao giờ cũng rất đáng giá, phải không các bạn?

Khánh Tùng