Thư ngỏ gửi ông Lê Hữu Lộc – Chủ Tịch tỉnh Bình Định:

(Bài 2): Lý do cá ngừ Việt Nam chất lượng thấp và giải pháp khắc phục

(Dân trí) - Ở bài viết này tôi không đề cập đến vấn đề câu đèn hay câu vàng, mà sẽ nói đến thực tế ngư dân đang làm không đúng với cá Ngừ Đại dương.<br><a href='http://dantri.com.vn/dien-dan/thu-ngo-gui-ong-le-huu-loc--chu-tich-ubnd-tinh-binh-dinh-944104.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp; Thư ngỏ gửi ông Lê Hữu Lộc – Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định</b></a>

Thực tế ngư dân Việt
Thực tế ngư dân Việt Nam chưa thực hiện đúng các quy trình câu cá, bảo vệ cá ngừ đại dượng nên chất lượng chưa cao (ảnh: Doãn Công)

 

1/. Những hành động sai trong quá trình kéo dây câu:

 
+ Đập cho cá chết: Lúc con cá ngừ bị kéo đến sát mạn tàu và đang dãy dụa, ngư dân dùng 2 – 3 móc sắt móc vào mang cá để kéo lên. Khi kéo đầu cá nhô lên cách mặt nước khoảng 40cm thì lập tức một ngư dân khỏe mạnh dùng cây gỗ đập liên tiếp vào đầu cá cho đến khi nó chết.

 

+ Không lấy được hết máu cá ra ngoài: Hành động đập chết cá này khiến cho ngư dân dễ dàng kéo cá lên boong tàu, nhưng vô tình đã khiến cho ngư dân không thể lấy hết máu cá ra và đây là một nguyên nhân dẫn đến chất lượng cá giảm nhanh chóng.

 

+ Cá cọ xát vào thành tàu: Khi kéo cá lên tàu thì một bên sườn cá bị cọ xát vào thành tàu trong suốt quá trình kéo cá cũng làm cho thịt cá bị bầm dập, dẫn đến chất lượng cá không cao.

 

+ Thời gian sơ chế: Khi đưa cá lên tàu có thể thời gian sơ chế lâu trong khi cá đã chết tức là lúc này máu, tủy, não và nội tạng bắt đầu phân hủy do đó cá không có được chất lượng tốt. Thời gian chuyến biển càng dài thì chất lượng càng giảm.

 

2/. Phương án khắc phục:

 

+ Thiết kế chế tạo lại một số dụng cụ để tránh làm cá bị cọ xát vào thành tàu, khi kéo tránh làm cá bầm dập. Nên để cá còn sống khi đưa cá lên tàu thì ta mới có thể chọc tiết để lấy máu cá ra như chọc tiết heo. Để làm được việc này ta cần cải tiến một số dụng cụ cho phù hợp với tàu cá Việt Nam (chí phí rẻ, thợ Việt Nam tự làm lấy mà vẫn đáp ứng được công việc. Điều này tôi sẽ viết tiếp ở bài sau).

 

+  Thay đổi quy trình đưa cá lên tàu: Khi kéo cá đến gần tàu ta nên đưa từng con lên một với điều kiện cá còn đang sống. Sau đó sơ chế và bảo quản ngay (thời gian thao tác với các dụng cụ mới chỉ mất 15-20 phút cho một con cá). Những con cá đang mắc câu vẫn để dưới biển cho nó sống, khi kết thúc công việc sơ chế con trước thì con sau mới được kéo lên. Cứ như vậy cho đến khi hết cá.

 

)Bài sau tôi sẽ viết về cách sơ chế và thiết kế các dụng cụ chuyên dùng cho khai thác cá Ngừ Đại dương).
 
Trân trọng !

 

Đỗ Quốc Việt:  viet.dq@fmail.vnn.vn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm