Thưa Quốc hội!
(Dân trí) - Hôm thứ tư vừa rồi, đọc bài Trò chuyện với cái phong bì trên BLOG, mình chợt nhớ lại câu chuyện cách đây mấy năm do một nhà thơ nguyên là đại biểu Quốc hội khoá X kể lại.
Nhà thơ, Đại biểu Quốc hội kể rằng cạnh nhà ông có cậu bé đang học lớp 2 (tức là 7 – 8 tuổi). Mỗi buổi sáng, mẹ cậu thường cho cậu 5 ngàn đồng ăn quà. Thế nhưng mấy bữa liền, cu cậu nằng nặc đòi xin 7 ngàn đồng. Người mẹ dỗ dành, tra hỏi mãi, cu cậu mới khai lý do xin thêm 2 ngàn đồng là để "biếu bạn lớp trưởng để khỏi bị mách cô giáo khi mắc lỗi".
Thứ hai, thật là kinh hoàng nếu nhìn ở góc độ tuy mới 7 – 8 tuổi nhưng các em đã ý thức rằng kẻ làm quan (dù chỉ là lớp trưởng của một lớp 2) thì được quyền nhận biếu xén và kẻ là dân (học sinh) thì phải có trách nhiệm cống nạp. Về cậu bé đưa tiền, em đã ý thức được thân phận “thần dân”, con sâu, cái kiến của mình nên phải có bổn phận “cống nạp”. Về phía em bé lớp trưởng, tuy còn rất nhỏ nhưng em đã ý thức được “vị thế’ quan lại của mình. Nhận cống nạp và bao che cho tội lỗi.
Điều rất đáng lo ngại là cái tư duy cống nạp và nhận cống nạp đã hình thành như một bản năng từ thủa ấu thơ chính là nguy cơ tiềm tàng, hủy hoại nền tảng đạo đức thế hệ mai sau. Các em không có lỗi. Tội là ở người lớn mà các em chính là nạn nhân bi thương của nền giáo dục cả trong nhà trường, ở gia đình và toàn xã hội.
Vì vậy, việc chống tham nhũng, hối lộ không chỉ là công việc của ngày hôm nay và chỉ cho ngày hôm nay. Nó là vận mệnh của dân tộc ngày mai. Chúng ta sẽ còn phải trả giá rất đắt cho những tiêu cực của ngày hôm nay ở các thế hệ tương lai.
Điều quan ngại là dù với rất nhiều quyết tâm nhưng tệ nạn này không những không giảm mà còn có những biến tướng hết sức tinh vi. Vì sao vậy? Làm thế nào để công cuộc chống tham nhũng, tiêu cực thành công như mong muốn của nhân dân?
Các bạn, chúng ta hãy cùng nhau hiến kế cho Quốc hội nhiệm kỳ này.
BÙI