Lại một pha “bày trò trong phòng lạnh”?!

(Dân trí) - Muốn quy định thực sự hữu hiệu, cần phải có chế tài xử phạt cụ thể. Còn nếu không, nó sẽ chỉ là những qui định “trên trời” bổ sung vào đội ngũ vốn đã “bội thực” những qui định tào lao của đội ngũ công chức “bày trò” trong phòng lạnh...

(Minh họa: Ngọc Diệp)

(Minh họa: Ngọc Diệp)ȼ/i>

Ngày 29/5 vừa qua, UBND TP. Hà Nội đã ban hành quy chế yêu cầu cán bộ công chức khi giao tiếp với đồng nghiệp phải lịch sự, không nói tục, dùng tiếng lóng, quát nạt...

Qui định trên có thể coi là mộɴ thông điệp về tình trạng nói tục, nói bậy đang tràn lan, rất phổ biến đến mức cơ quan chức năng phải có hẳn một văn bản để qui định việc này. Tất nhiên là nếu nó không phổ biến, không tràn lan, không đáng báo động thì có lẽ cũng chẳng ai rỗi hơi để baɮ hành một cái văn bản mà không hoặc rất ít đối tượng bị điều chỉnh.

Song, điều đáng quan ngại là việc này lại xảy ra ở Thủ đô Hà Nội, mảnh đất ngàn năm văn hiến, nổi tiếng bởi sự thanh lịch như trong câu ca dao cổ: “Không thơm cũng thể hoa nhˠi – Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Trước đây, người Hà Nội hầu như rất ít người biết đến các từ bậy, tục…

Vậy “làn sóng” nói tục, nói bậy từ đâu đến? Sao lại có sự lan truyền “khủng khiếp” đến như vậy trong khi đó, ở tất cả các địɡ phương. ngay từ khi cắp sách đến trường, mọi học sinh đều được thày cô dạy không được nói bậy chửi tục, không được gây gổ với bạn bè?

Mặt khác, cán bộ công chức hầu hết đều là người có học, tức đều có văn hóa đầy mình nên họ chắc chắn phảiȠthực hiện tốt quy tắc, không có chuyện giao tiếp với nhau, giao tiếp với nhân dân bằng những lời lẽ thô tục như những người ít được học hành.

Đó là chưa kể công chức còn chịu một loạt những qui định như những điều đảngȠviên không được làm, qui chế văn hóa ứng xử nơi công sở, Luật công chức; viên chức và nội qui, qui chế của cơ quan, đơn vị....

Vì thế, ngẫm nghĩ lại có lẽ đây chỉ là những qui định… cho vui thôi.

Bởi nếu muốnȠxử phạt thì phải xác định những câu như thế nào thì bị (được) coi là nói bậy, nói tục. Thậm chí, cùng một câu đó, từ đó nhưng ở mối quan hệ này, văn cảnh này thì là câu nói tục nhưng ở văn cảnh khác, mối quan hệ khác thì lại là rất bình thường, thậm ch˭ là câu nói thể hiện tình thân mật.

Rồi đã là qui định cấm, tất nhiên là phải có hình thức xử lý kỉ luật. Vậy thì với các hình thức kỉ luật như khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc (đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý) và thêm giáng chức, cách chức đối với cán bộ quản lý thì những từ nào được dùng trong văn cảnh nào thì sẽ áp dụng hình thức kỉ luật tương xứng?

Rồi khi xử phạt, tất nhiên phải “bằng chứng đâu?”, đành rằng máy ghi âm hiện nay là công cụ khá phổ biến nhưng chả lẽ mỗi lần tiếp xúc với công chức (cả khi các công, viên chức tiếp xúc với nhau) đều bật sẵn nếu không muồn “lời nói, gió bay”…?

Tóm ɬại, muốn để quy định thực sự hữu hiệu phải có chế tài xử phạt cụ thể. Còn nếu không, nó sẽ chỉ là những qui định “trên trời” bổ sung vào đội ngũ vốn đã “bội thực” những qui định tào lao của đội ngũ công chức “bày trò” trong phòng lạnh.


Bùi Hoàng Tám

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dʰới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!