Để không còn nạn bán mua trong giảng đường đại học

(Dân trí) - Sau cuộc thanh tra toàn diện kết quả học tập của sinh viên tốt nghiệp năm 2014 tại ĐH Quy Nhơn, thanh tra phát hiện 71 trường hợp sai phạm ở 8 khoa gồm: Giáo dục Thể chất - Quốc phòng, Lịch sử, Toán, Vật lý, Hóa học, Địa lý - Địa chính, Kinh tế và Kế toán, Tài chính - Ngân hàng và Quản trị kinh doanh.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Trɯng đó, có 11 trường hợp dù đã thay đổi điểm nhưng vẫn không đủ điều kiện tốt nghiệp. Còn lại 60 SV đã tốt nghiệp có đến 42 SV từ rớt thành đậu; 14SV từ xếp loại học tập trung bình khá lên khá; 4 SV được sửa điểm chỉ để bảng điểm cao hơn.

ȍ

Điểm thi tốt nghiệp của một trường đại học mà sửa dễ dàng như lớp mẫu giáo mầm non, muốn cho bao nhiêu phiếu bé ngoan cũng được. Thật khó có thể tưởng tượng được người ta đã quản lý công tác thi cử của một trường đại học như vậy.

ȍ

Thanh tra kết luận, Thạc sĩ Công nghệ Thông tin Nguyễn Ngọc Danh, chuyên viên Phòng Đào tạo của Trường ĐH Quy Nhơn đã lợi dụng khả năng tin học của mình đột nhập vào cơ sở dữ liệu máy tính của trường để thực hiện việc nâng điểm.

ȼp>Thật khó tin khi chỉ cần sửa điểm trên máy tính là xong. Kết quả thi cử của sinh viên còn có giảng viên biết, các sinh viên khác biết. Việc này cần làm rõ để có người cùng chịu trách nhiệm , không thể xử lý qua loa. Những sinh viên “hối lộ” để được ɳửa điểm, chẳng lẽ trả lại bằng tốt nghiệp hay đổi lại theo bảng điểm cũ là xong chuyện.

Vụ bán bằng tiến sĩ y khoa 200 triệu đồng còn nóng hổi trên báo chí thì vụ nâng điểm lại xảy ra ở Đại học Quy Nhơn. Không loại trừ còn nhiều vụ việc tiêu cực khác ở nhiều trường khác nhưng chưa bị phát hiện. Bằng cấp đại học trong nước ngày càng bị mất giá, bị xã hội hoài nghi về chất lượng không phải không có cơ sở.

Để xử lý hai vụ việc tiêu cực như vừa nêu trên quá đơn ɧiản, cứ đúng quy định của pháp luật mà làm. Tuy nhiên, làm sao để loại bỏ tiêu cực trong thi cử, nâng cao chất lượng đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học mới là chuyện khó. Ngày 26.8 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp về giao quyền tự ɣhủ đối với các trường đại học, và Thủ tướng đã chỉ đạo phải mạnh dạn giao quyền tự chủ đại học, đây là yếu tố đột phá nâng cao chất lượng đại học.

Tự chủ đại học bắt buộc các trường phải cạnh tranh quyết liệt. Sự sống còn của nhà tɲường là sản phẩm chất lượng cao. Những trường đào tạo yếu kém sẽ bị thị trường quay lưng. Lúc đó, có muốn bán bằng cũng không ai mua, bởi vì bằng của những trường “cấp ba rưỡi” sẽ không được xã hội chấp nhận.

Tự chủ đại học trong đó có tự chủ về tài chính và tự chủ về chuyên môn (chưa hoàn toàn). Vì bị cắt nguồn bao cấp, các trường phải tự nâng cao chất lượng đào tạo, bằng dởm, bằng giả, điểm mua bán sẽ dần dần bị loại trừ. Các trường phải xây dựng chương trình đào tạo để cho ra sản phẩm cạnh tranh. Thị trường sẽ đánh giá một cách sòng phẳng.

Tự chủ đại học không thể kỳ vọng loại trừ hoàn toàn và ngay lập tức nạn bán bằng cấp, mua đɩểm số. Nhưng thị trường sẽ xếp các trường kém này vào hạng bét và tự nó sẽ chết mà không cần ai phải khai tử.

Lê Chân Nhân

Ȋ

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thốnɧ hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!