Clip lót tay và hiện thực đời sống

(Dân trí) - Bà Phạm Thanh Hương, Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng, nhận tiền lệ phí không có trong quy định của các doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất nhập khẩu. Thông tin này được gửi đến lãnh đạo Bộ Công thương và bà phó phòng công khai nhận tiền đã bị đình chỉ công việc tạm thời.

(Minh họa: Ngọc Diệp)
(Minh họa: Ngọc Diệp)

Clip ghi lại ɨình ảnh bà phó phòng nhận tiền cho thấy bà rất thản nhiên, thậm chí không cần ngẩng mặt lên nhìn người đưa tiền.

Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết đã xác minh hai doanh nghiệp có liên quan và họ đã nói rằng tiền đưa cho bàȠHương là tiền để trả cho giấy chứng nhận xuất xứ, chứ không phải tiền lót tay.

Tất nhiên, chỉ với hình ảnh trong clip thì không thể khẳng định được bà Hương có nhận hối lộ hay không. Việc xác minh làm rõ là cần thiết, nếu chỉ nhìn ɨình ảnh chưa rõ ràng mà kết luận thì oan cho bà Hương. Cũng có ý kiến cho rằng sẽ không doanh nghiệp nào dám nhận mình đưa tiền lót tay, bởi vì sẽ vi phạm pháp luật và bị “trả thù”. Tuy nhiên đó cũng chỉ là ý kiến phỏng đoán.

Chuyệɮ bà Hương rồi đã có cơ quan thẩm quyền kết luận, có thể bà Hương không nhận tiền, nhưng không thể nói rằng ở các cơ quan xuất nhập khẩu không có chuyện nhận tiền lót tay. Doanh nghiệp bị làm khó dễ khi làm thủ tục xuất nhập khẩu cho nên phải chịu phí b˴i trơn được nói đến nhiều, nhưng bắt được quả tang không dễ. Doanh nghiệp nào cũng than phiền, nhưng chính họ phải chung chi cho được việc cho nên không mấy ai muốn tố cáo hay ghi lại bằng chứng vì sợ liên lụy. Thôi thì cứ để yên thân mà làm ăn. Lâu dần, việc chung chi trở thành đương nhiên, như một thủ tục cần thiết.

Người làm việc ở các bộ phận trực tiếp giao dịch với doanh nghiệp luôn nghĩ mình có quyền ban phát, doanh nghiệp đến là phải xin, còn cho hay không là quyền của họȮ Mà muốn được cho thì phải biết điều, phải chi tiền. Căn bệnh lạm quyền và tiêu cực này chưa hề thuyên giảm, thậm chí có phần nặng hơn. Điều đáng sợ là người làm việc công cũng như công dân quan hệ với cơ quan nhà nước đều chấp nhận sự tồn tại của căn ɢệnh này mà không ai muốn cứu chữa.

Thật dễ hiểu khi chuyện thi tuyển công chức ở các cơ quan của Bộ Công thương có dấu hiệu tiêu cực. Tại sao phải tiêu cực để vào làm cán bộ chỉ để nhận đồng lương rất thấp, chắc không ai dại dột nhưȠvậy, câu trả lời là vì ở những vị trí đó dễ kiếm tiền.

Nêu những hiện tượng trên là để cùng đấu tranh xây dựng một nền hành chính lành mạnh, hiệu quả. Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra trong 2 ngày 27 và 28/8, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu ý kiến: “Cải cách thể chế không chỉ cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia mà còn giúp phòng chống tiêu cực, tham nhũng, củng cố niềm tin của nhân dân vào bộ máy Nhà nước”. Thủ tướng Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động chỉ đạo thực hiện rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính của từng lĩnh vực, địa phương, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Tập trungȠnghiên cứu, rà soát, khẩn trương thực hiện hoặc đề xuất sửa đổi, loại bỏ các văn bản, quy định bất hợp lý, tạo vướng mắc, khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong đầu tư, sản xuất, kinh doanh.

Nếu như tất cả các ngành, địa phươnɧ đều thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng thì sẽ không có những chiếc clip bán tín, bán nghi về chuyện lót tay như vừa xảy ra.

Lê Chân Nhân

BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một troɮg hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.

Cám ơn các bạn!