Startup AI Nhật Bản 2,5 tỷ USD tiến vào Việt Nam
(Dân trí) - Đó là AI Inside, công ty sở hữu công nghệ chuyển đổi thông tin từ giấy sang dữ liệu điện tử nhờ phần mềm nhận dang ký tự quang học.
Theo thông tin từ Nikkei, công ty này đã đồng ý bán phần mềm nhận dạng mềm nhận dạng ký tự quang học (OCR), trong đó có ngôn ngữ tiếng Việt, thông qua OCG Technology để tiến vào thị trường Việt Nam. OCG Technology là liên doanh giữa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Nippon Telegraph and Telephone (NTT) của Nhật Bản.
Chỉ mới thành lập được 5 năm, nhưng công ty khởi nghiệp non trẻ này là ví dụ điển hình cho làn sóng các startup Nhật Bản trỗi dậy mạnh mẽ nhờ nhu cầu trong đại dịch. Tại Nhật, chính quyền của Thủ tướng Suga đẩy mạnh giải pháp giãn cách xã hội nhằm chống lại làn sóng lây lan Covid-19, khiến nhu cầu về xử lý tài liệu giấy tại nhiều công ty và cơ quan công quyền địa phương tăng vọt. AI Inside chứng kiến lượng đặt hàng tăng gấp đôi từ tháng 7 tới tháng 9/2020 nhờ việc sớm sở hữu công nghệ nhận dạng văn bản này, và trở thành ông lớn với thị phần chiếm 64%.
Theo kế hoạch, AI Inside dự kiến sẽ chạm mốc lợi nhuận 1,1 tỷ yên (10,6 triệu USD) cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, gần gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, thị giá cổ phiếu của startup này cũng tăng 5 lần so với hồi IPO vào tháng 12/2019, đạt mức vốn hóa thị trường 2,5 tỷ USD (tính tới ngày 13/1).
Sáng lập viên kiêm CEO của Al Inside là Taku Toguchi cho hay mỗi năm, các công ty tại Nhật chi khoảng 28 tỷ USD cho hoạt động thuê nguồn lực bên ngoài, trong đó có 5,5 tỷ USD chỉ dành cho việc nhập liệu đầu vào. Vì vậy, Toguchi tin rằng đã đến lúc, ngành công nghiệp tự động hóa dữ liệu này chín muồi và đem lại cơ hội cho những người sớm nắm bắt được công nghệ lõi.
CEO Ai Inside không giấu tham vọng sẽ mở rộng hoạt động của Ai Inside ra quy mô toàn cầu trong năm 2021. Đích đến gần nhất của doanh nghiệp này ngoài Việt Nam sẽ là Thái Lan và Đài Loan. phát triển kinh doanh ra quy mô toàn cầu trong năm 2021. Bên cạnh Việt Nam, Al Inside cũng đang có kế hoạch vào thị trường Thái Lan và Đài Loan, bất chấp việc sẽ phải đối đầu với các đối thủ mới trong nước (là Cinnanon) hay các doanh nghiệp nội địa tại thị trường mục tiêu.
Công ty cũng đang xem xét việc xây dựng các trung tâm dữ liệu bên ngoài Nhật Bản với dự đoán nhu cầu nhiều hơn về điện toán AI. "Chúng tôi không muốn chỉ là một công ty OCR đơn thuần. Mục tiêu của chúng tôi là bán cơ sở hạ tầng", Toguchi tuyên bố.