Quản lý khách sạn: Thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng cùng những tên tuổi ngoại

(Dân trí) - Trong bối cảnh thị trường quản lý bất động sản du lịch cao cấp đang tập trung vào tay các thương hiệu ngoại, vẫn có ngoại lệ tạo thành điểm sáng, củng cố niềm tin cho các thương hiệu nội.

Quản lý khách sạn: Thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng cùng những tên tuổi ngoại - 1

Ngược xu hướng, giải bài toán lấp đầy buồng phòng

Giá phòng khách sạn thế giới sẽ tăng từ 1% – 3% trong năm 2019 do nhu du lịch tăng cao ở hầu hết các thị trường. Đó là những con số được BCD Travel và American Express Global Business Travel công bố mới đây.

Tuy nhiên, tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam và Hàn Quốc là hai quốc gia dự kiến có giá phòng giảm so với năm 2018, cụ thể Hàn Quốc giảm 1% và Việt Nam giảm 3%.

Nguyên nhân chính xuất phát từ nguồn cung buồng phòng tăng đột biến dẫn đến công suất buồng phòng giảm. Xu hướng này dự báo vẫn tiếp diễn vì rất nhiều khách sạn, resort sắp đi vào hoạt động.

Trong xu thế chung của châu Á và Việt Nam, lấp đầy buồng phòng và đảm bảo gía phòng, đảm bảo chất lượng dịch vụ trở thành một thách thức. Nhất là với các khách sạn, resort đẳng cấp 5 sao, khi dòng khách quốc tế ngày càng nhiều lựa chọn trải khắp các điểm đến.

Thế nhưng, trong bức tranh đầy áp lực chung, vẫn có những ngoại lệ đang gây chú ý khi công suất buồng phòng vượt mức trung bình của khu vực. Đó là Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa (Cam Ranh Riviera) với 66 phòng khu Bungalow, 14 phòng villa và 242 phòng vẫn luôn đạt công suất buồng phòng trên 90%, và The Sailing Bay Mũi Né có công suất buồng phòng hơn 80% tại các kỳ trong năm.

Đây là hai con số cao hơn rất nhiều so với mức trung bình công suất buồng phòng tại Khánh Hòa – nơi có Cam Ranh Riviera Beach Resort & Spa, là 73,4% (báo cáo năm 2018 của Sở Du lịch Khánh Hòa đối với nhóm khách sạn 3-5 sao) và châu Á là 70,6% (báo cáo năm 2018 của Smith Travel Research – công ty theo dõi dữ liệu cung và cầu cho nhiều lĩnh vực thị trường, bao gồm cả ngành khách sạn toàn cầu có trụ sở tại Mỹ).

Đáng ngạc nhiên hơn, cả hai khu nghỉ dưỡng đẳng cấp này đều được biết tới là điểm lưu trú, vui chơi và giải trí ưa thích của du khách quốc tế, hiện được vận hành và quản lý bởi Crystal Bay Hospitality - một thương hiệu Việt, thay vì một cái tên lừng danh thế giới như phần lớn dự án cùng phân khúc.

Có rất nhiều yếu tố tạo nên thành công của Crystal Bay Hospitality. Trong đó quan trọng nhất là việc tận dụng hiệu quả thế mạnh từ hệ sinh thái trọn vẹn (gồm lữ hành, vận chuyển, lưu trú, vui chơi giải trí và mua sắm) cùng dòng khách quốc tế lớn của Tập đoàn mẹ Crystal Bay. Hàng năm, Crystal Bay đưa dòng khách quốc tế cực lớn, tăng trưởng liên tục vào thị trường Việt Nam. Năm 2018, đơn vị này đã đưa vào Việt Nam hơn 360.000 du khách Nga thông qua 1.500 chuyến bay Charter với 18 máy bay thuê chuyến. Lượng khách này đã sử dụng 4,3 triệu phòng/đêm trên các khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại khắp Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc…Sắp tới đơn vị sẽ mở rộng thị trường Ấn Độ - một thị trường đầy tiềm năng với nguồn khách lớn và chi tiêu cao.

Từ hệ sinh thái trọn vẹn và nguồn khách lớn của tập đoàn mẹ, Crystal Bay Hospitality đã loại bỏ thách thức lớn nhất của các đơn vị vận hành khách sạn là lấp đầy hệ thống buồng phòng. Chất lượng dịch vụ không ngừng nâng cao bất chấp xu hướng giảm công suất buồng phòng đang diễn ra.

Quản lý khách sạn: Thương hiệu Việt cạnh tranh sòng phẳng cùng những tên tuổi ngoại - 2

Con đường khác biệt hóa

Cách đây 2 năm, một số du khách đến với Cam Ranh Riviera để lại phản hồi, sẽ tuyệt vời hơn nếu khu nghỉ dưỡng có thêm 1 công viên nước. Một số khác thì kém vui vì không thể đặt được phòng trong mùa cao điểm.

Vậy là, bà Nguyễn Thị Duyên, Giám đốc Công ty Crystal Bay Hospitality cùng các đồng sự đã quyết định xây dựng công viên nước, đến nay đã trở thành hoạt động vui chơi được yêu thích số 1 tại Cam Ranh Riviera. 550 phòng trong khu nghỉ dưỡng cũng đang được xây dựng thêm.

Hai quyết định nêu trên chính là minh chứng cho chiến lược cạnh tranh và phát triển bằng cách lắng nghe, đáp ứng tối đa nhu cầu và cá nhân hóa trải nghiệm đến từng du khách.

Theo bà Duyên, tại các đơn vị Crystal Bay Hospitality quản lý và vận hành đều áp dụng mô hình All Inclusive (trọn gói). Hình thức này cho phép khách hàng cảm thấy thuận tiện khi được đáp ứng mọi nhu cầu ở cùng một địa điểm, an tâm với ngân sách của kỳ nghỉ mà không phải lo lắng về chi phí phát sinh. Với nhóm khách Châu Á thích mua sắm và tham quan trong thành phố, Crystal Bay Hospitality tổ chức các chuyến xe buýt đưa đón miễn phí hàng ngày tới các khu trung tâm.

“Đơn vị hướng đến việc trải nghiệm thị trường và sức mạnh cộng hưởng từ hệ sinh thái của Crystal Bay, đây là một trong những yếu tố quan trọng giúp Crystal Bay Hospitality tiến từng bước vững chãi và tự tin trong thị trường quản lý khách sạn”, bà Duyên chia sẻ.

Lãnh đạo Crystal Bay Hospitality khẳng định thêm, định hướng của công ty là mở rộng sang phân khúc khách sạn 3 - 4 sao, bên cạnh phân khúc 5 sao. Bởi công ty hướng đến sự đa dạng, linh hoạt sản phẩm, phù hợp với nhu cầu và đặc tính của du khách nội địa và lượng khách quốc tế từ các quốc gia, sắc tộc khác nhau.

Trong tương lai gần, Crystal Bay Hospitality sẽ tiếp nhận quản lý những dự án bất động sản nghỉ dưỡng biển quy mô lớn của Crystal Bay tại các vùng trọng điểm du lịch như Vân Đồn, Ninh Thuận, Bãi Dài (Nhà Trang)… Mà gần nhất sẽ là SunBay Park Hotel & Resort Cam Ranh sẽ được đưa vào vận hành cuối năm nay, tổ hợp SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang, quy mô 3200 phòng trên bờ biển Bình Sơn. Đồng thời, mở rộng quản lý các dự án đến từ các đối tác.

Như thế, thương hiệu thuần Việt - Crystal Bay Hospitality theo tư duy “cùng thắng” đã khẳng định sức mạnh canh tranh của mình trên thị trường quản lý khách sạn; đồng thời là một mảng ghép không thể thiếu trong hệ sinh thái Crystal Bay.