Người tạo hình cho đất trong suốt 300 năm ở Nhật

Minh Ngọc

(Dân trí) - Đồ gốm Onta khác xa với những tác phẩm đồ gốm tinh xảo khác của Nhật Bản mà người ta có thể tưởng tượng như Arita. Onta Yaki, như cái tên của nó, nặng và thiết thực.

Haruzo Sakamoto nhẹ nhàng nhấc một chiếc bình gốm lớn khỏi bàn xoay gốm của mình và xoay nó một cách khéo léo sau đó loại bỏ phần đất sét thừa xung quanh cổ bình. Sau khi hoàn thành, người đàn ông đặt nó trở lại bàn xoay, rồi ấn con dao nhỏ bằng gỗ vào chiếc bình đang quay tạo thành những vết khắc trên nền đất sét. Đó là dấu ấn riêng biệt của các tác phẩm đồ gốm do ông tự làm rá. Âm thanh duy nhất là tiếng đạp chân nhẹ nhàng để điều khiển bàn xoay.

Xưởng của ông Sakamoto trên một ngọn đồi với 10 ngôi nhà xung quanh, mỗi ngôi nhà đều có dãy đồ gốm phơi trên những giá gỗ dưới ánh nắng. Ở ngôi làng nhỏ trên núi này, mỗi ngôi nhà đều là một xưởng nhỏ làm gốm hoàn chỉnh với máng để phơi và nhào đất sét, củi để xếp lò, cối và chày để mài men.

Người tạo hình cho đất trong suốt 300 năm ở Nhật - 1

Hoạt động làm gốm truyền thống.

"Thường những người làm gốm khác sẽ sử dụng máy móc, nhưng ở đây thì khác", ông Sakamoto tự hào nói. ''Không có máy móc, không có công cụ sản xuất. Chúng tôi chỉ sử dụng bánh xe được dẫn động bằng tay và tự làm mọi thứ theo cách chúng tôi vẫn luôn làm''.

Đối với cộng đồng những người thợ làm gốm sống ở Onta, truyền thống đó đã kéo dài hơn 300 năm. Ông Sakamoto, một thợ làm gốm thế hệ thứ chín, nói về 13 thế hệ thợ làm gốm trong dòng họ của mình. Ông Sakamoto cho biết những người thợ làm gốm Onta là độc nhất trong các cộng đồng làm gốm vì họ thuộc chi nhánh chính của dòng thọ. Thợ làm gốm Onta không nhận người học việc; chỉ có người con trai cả mới được học bí quyết chế tạo đất sét và men đặc trưng cho đồ gốm dân gian của vùng.

Tài liệu hướng dẫn bắt đầu với vật liệu cơ bản nhất đỏ là đất sét. Những người thợ gốm Onta sử dụng con suối chảy qua làng để nghiền đất sét. Đất sét được đào từ trên núi dưới dạng đá mềm. Sau khi phơi nắng, đất sét phải được nghiền thật nhuyễn để dễ dàng hơn trong việc tạo hình cho đồ gốm. Những người thợ thủ công Onta sử dụng những thân cây lớn rỗng ruột để chế tạo một chiếc piston chạy bằng nước thay sức người nghiền đất sét. Mỗi gia đình sở hữu ít nhất hai hoặc ba máy nghiền hoạt động liên tục.

Những người phụ nữ Onta với những chiếc khăn quấn đầu truyền thống sẽ là người thực hiện bước tiếp theo trong quy trình làm đất sét. Họ sẽ chuyển đất sét đã được nghiền nhuyễn vào một cái máng lớn, đổ nước vào, để đất sét khô lại trong 10 ngày rồi dùng những mái chèo dài bằng gỗ nhào nặn.

Quá trình truyền thống đã diễn ra hàng thế kỷ này dường như không có gì khác lạ ở ngôi làng miền núi hẻo lánh. Onta cách Fukuoka, miền nam Nhật Bản một chuyến đi kéo dài hai tiếng rưỡi bằng xe lửa và xe buýt. Chuyến xe buýt sẽ chạy lên núi ba lần một ngày như là một lời nhắc nhở với xã hội đại hiện đại về truyền thống làm gốm lâu đời. Sự xâm nhập duy nhất đến từ bên ngoài là cuộc ghé thăm hàng ngày của những chiếc xe tải chở hàng hóa chứa đầy đủ vật dụng thiết yếu cho các bữa ăn trong ngày. Sau khi chiếc xe tải xuống núi, không khí xung quanh lại được bao trùm bởi tiếng của dòng nước chảy xiết, tiếng đập nhịp nhàng của những khúc gỗ nghiền đất và những mái chèo bằng gỗ nhào đất sét.

Những tác phẩm đồ gốm từ đất sét này phản ánh chính nguồn gốc xuất thân từ nông thôn của nó. Đồ gốm Onta khác xa với những tác phẩm đồ gốm tinh xảo khác của Nhật Bản mà người ta có thể tưởng tượng như Arita. Onta Yaki, như cái tên của nó, nặng và thiết thực.

Chén, bát, đĩa và những chiếc ấm dày dặn được tạo ra bởi các thế hệ thợ gốm thích hợp để sử dụng trong các ngôi nhà trên miền núi của họ. Những món đồ gốm to lớn được tráng một lớp men tương ứng. Hầu hết các tác phẩm Onta đều có màu xanh lục đậm, nâu hoặc đen. Các lớp men lấy ý tưởng từ các vật liệu gần gũi. Ông Sakamoto sử dụng cỏ, tro và đá đỏ để tạo ra các màu xanh lá cây, xám, nâu và vàng mà ông yêu thích. Ông chuyên về '' slip patting'', một hình thức tráng men đặc trưng nhất của đồ gốm Onta. Ông Sakamoto tráng men lên bát hoặc đĩa đã khô và quay bánh xe, dẫn dắt lớp men bằng những chiếc cọ nhỏ và mỏng để tạo ra các chi tiết và sóng màu đối xứng xuyên tâm.

Người tạo hình cho đất trong suốt 300 năm ở Nhật - 2

Quá trình tạo chi tiết cho tác phẩm.

Ông Sakamoto đã truyền lại kỹ thuật này cho con trai cả của mình, cũng là một thợ làm gốm. Qua nhiều năm, các hình thức và thiết kế cơ bản vẫn không thay đổi, mặc dù các thợ gốm riêng đã để lại dấu ấn riêng của họ. Ông Sakamoto cho biết: ''Con trai tôi cũng làm theo những khuôn mẫu giống nhau, nhưng tất nhiên cả hai chúng tôi đều thích thử nghiệm những mô hình mới".

Sau khi tráng men, những người thợ gốm Onta sẽ nung tác phẩm của họ trong một lò nung đặc biệt gọi là noborigama. Đây là những cái lò với số lượng buồng cao dần lên như bậc tam cấp. Hầu hết những thợ gốm dân gian sử dụng noborigama vì khi sử dụng noborigama đồ gốm sẽ được bảo vệ khỏi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt. Khả năng kiểm soát sự tiếp xúc nhiệt này cho phép người thợ làm gốm linh hoạt hơn trong việc thiết kế và tráng men.

Người tạo hình cho đất trong suốt 300 năm ở Nhật - 3

Lò nung noborigama.

Ông Sakamoto tự hào kể về lịch sử của Onta nhưng ông cũng bày tỏ sự lo ngại về tương lai của nó. Ông hiểu biết và chấp nhận số phận làm thợ gốm từ thuở nhỏ và ngay sau khi kết thúc chương trình học tiểu học, ông nghỉ học và bắt đầu học nghề từ cha mình. Tuy nhiên, ngày nay nền giáo dục yêu cầu phải hoàn thành bậc cơ sở và điều ấy đã thâm nhập vào những vùng núi hẻo lánh của Onta.

Ông Sakamoto chia sẻ "Cháu trai của tôi và các bạn cùng lớp của nó đang học cấp 3 và chúng có vẻ không còn hứng thú với đồ gốm nữa. Tôi cảm thấy chúng ta không cần đến hình thức giáo dục đó.''

Sau khi kiểm tra những dãy bát đang được phơi dưới ánh nắng, ông quay lại với guồng quay của mình và sẵn sàng bắt đầu một quá trình làm gốm mới.