Mua nhà thế chấp ngân hàng giá hời, trầy trật 4 năm chưa thể vào ở

Căn nhà được chủ cũ thế chấp ngân hàng nhưng bị siết nợ, chủ nhân mới chi tiền mua nhưng 4 năm chưa thể dọn đến ở.

4 năm sau kể từ khi chi 46.000 đô la New Zealand (754 triệu đồng) mua căn nhà mới, ông Ralph Cooley vẫn không thể chuyển vào ở để sửa sang như dự định vì chủ cũ không chịu rời đi.

Người đàn ông nghỉ hưu đã mua căn nhà được thế chấp ngân hàng trong một cuộc đấu giá. Hai lần vào tháng 3/2018 và 20/5 năm nay, Ralph Cooley cố gắng đuổi chủ nhà đi nhưng không làm được gì. Bởi vì, chỉ sau 1-2 ngày chủ cũ và nhóm 5 người sống ở đó lại quay về.

Mua nhà thế chấp ngân hàng giá hời, trầy trật 4 năm chưa thể vào ở - 1

Ông Cooley đau đầu với căn nhà đã mua và có thể phải nhờ đến tòa án.

Thậm chí, chủ cũ còn treo những tấm bảng cảnh báo nên tránh xa ngôi nhà và khuyến cáo không xâm phạm. 

Ông Cooley biết ngân hàng đã siết nợ chủ cũ. Căn nhà được chủ cũ mua năm 2007 với giá 95.000 đô la New Zealand (1,5 tỷ đồng). Khi mua, ông cũng không hề nghĩ có thể xảy ra cơ sự như bây giờ. Rõ ràng mức giá cụ ông này mua được là hời so với giá trước đây, nhưng đi song song với nó là rủi ro pháp lý mà ông đang đối diện. 

Với những gì đã trải qua, ông Cooley cho rằng, bản thân không muốn sống trong ngôi nhà này nữa. "Thật sự mệt mỏi, lựa chọn tốt nhất là bán nhà", ông cho hay.

Câu chuyện rắc rối này xảy ra chỉ vài ngày sau khi ông chi tiền mua nhà. "Tôi nói tôi là chủ mới, cô ta nói nếu trả một triệu đô la New Zealand (16 tỷ đồng), tôi có thể lấy căn nhà".

Ông Cooley cũng yêu cầu cơ quan chức năng ngừng cấp nước cho ngôi nhà nhưng vấn đề này bị từ chối. Fiona Aitken - người đứng đầu nhóm quản lý cơ sở hạ tầng và dịch vụ cộng đồng của chính quyền địa phương cho hay, theo đạo luật Y tế, không được phép ngừng cấp nước cho một căn nhà.

"Mặc dù chúng tôi thông cảm với chủ sở hữu căn nhà, vấn đề này là liên quan đến cảnh sát và chúng tôi không làm gì được", Fiona Aitken cho hay.

Mua nhà thế chấp ngân hàng giá hời, trầy trật 4 năm chưa thể vào ở - 2

Chủ cũ còn viết các tấm bảng đề nghị mọi người tránh xa căn nhà.

Trước vấn đề này, ông Cooley chỉ còn biết trông chờ vào cảnh sát. Andrew Stilton - người đứng đầu đồn cảnh sát khu vực Nam Taranaki - cho biết, cảnh sát cũng đang tham khảo ý kiến pháp lý về tình huống này.

Ông Garry Malcolm - Viện Bất động sản New Zealand - cho hay, đôi khi không có gì đảm bảo quyền sở hữu trong một vụ mua bán nhà thế chấp ngân hàng. "80% vụ mua bán diễn ra êm đẹp, 20% phải nhờ đến tòa án", ông nhấn mạnh.