Lịch sử gần 500 năm của bánh mì Nhật Bản
(Dân trí) - Ngoài những món ăn truyền thống, bánh mì cũng là một món rất đáng thử khi ghé thăm đất nước mặt trời mọc.
Gạo Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới vì độ ngon, dẻo và đóng vai trò quan trọng trong những món ăn của ẩm thực Nhật Bản. Chính vì vậy không đáng ngạc nhiên khi đất nước này cũng sở hữu nhiều loại bánh mì ngon và độc đáo.
Hãy cùng tìm hiểu về lịch sử của bánh mì Nhật Bản để lý do tại sao món ăn này lại được người Nhật yêu thích đến vậy.
Lịch sử bánh mì Nhật Bản
Bánh mì du nhập vào Nhật Bản lần đầu tiên vào năm 1543. Thời điểm đó, một con tàu của Bồ Đào Nha dạt vào bờ biển nước Nhật mang theo những người truyền giáo thuộc đạo Cơ đốc cùng rất nhiều hàng hóa và súng. Sau đó, những người truyền giáo này đã hành hương khắp xứ Phù Tang để truyền bá thông điệp của họ và mang theo bánh mì trên đường đi.
Theo một vài ghi chép lịch sử cho thấy, Oda Nobunaga, một daimyo (người cai trị thời đại phong kiến) đang nắm quyền vào thời điểm đó, cũng rất thích ăn các loại bánh mì do các nhà truyền giáo mang đến.
Tuy nhiên, vào năm 1587 với lệnh cấm của quân chính Toyotomi Hideyoshi đối với các nhà truyền giáo Dòng Tên , Cơ đốc giáo đã được áp dụng như một mối đe dọa cho hệ thống nhất quốc gia. Theo đó, bánh mì cũng biến mất một thời gian dài sau đó.
Sau khi Chiến tranh Nha phiến nổ ra vào năm 1840, bánh mì đã được sản xuất lại hàng loạt vì sự tiện lợi thích hợp để mang theo nhiều ngày. Từ đó, bánh mì cũng phổ biến trở lại trong đời sống người dân Nhật Bản.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vào thời điểm Nhật Bản đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, một lượng lớn lúa mì đã được chuyển đến Nhật Bản. Sau đó, bánh mì ngày càng trở thành lương thực chính trong chế độ ăn uống của người Nhật.
Văn hóa bánh mì Nhật Bản
Theo thời gian bánh mì Nhật Bản bắt đầu có sự sáng tạo. Mở đầu bằng sự ra đời anpan (bánh mì nhân đậu đỏ) vào năm 1869 do người sáng lập thương hiệu bánh Kimuraya nổi tiếng. Anpan có thành phần từ một loại men tự nhiên làm bằng gạo lên men và gạo Koji để phù hợp với khẩu vị của người Nhật.
Năm 1900, nhiều phiên bản bánh mì khác như jam-pan (bánh mì nhân mứt) và cream-pan (bánh mì nhân kem lấy cảm hứng từ bánh su kem) lần lượt ra đời. Năm 1972, kare-pan (bánh mì cà ri) - một loại bánh mì chiên giòn với cà ri bên trong xuất hiện và rất được ưa chuộng.
Tiếp sau đó là melon-pan (bánh mì dưa lưới) - một loại bánh mì nướng với lớp bột bánh quy giòn, và korone - bánh mì có vỏ xoắn ốc với phần rỗng chứa đầy kem, cũng ra đời và trở thành những loại bánh mì Nhật Bản chính gốc phổ biến.
Sekiguchi - Phiên bản bánh mì Pháp cổ điển tại Nhật Bản
Chiếc bánh mì Pháp cổ điển đầu tiên ở Nhật Bản ra đời cách đây khoảng 120 năm. Chiếc bánh này do Sekiguchi France-pan một tiệm bánh lâu đời ở Nhật Bản sản xuất và vẫn giữ công thức nguyên bản cho đến hiện nay.
Món bánh mì phổ biến nhất của Sekiguchi là bánh mì baguette. Món bánh mì mỏng vỏ giòn tan với nhân mềm thơm ngon tuyệt là món ăn ưa thích của nhiều người dân Nhật Bản. Nó cũng có nhiều phiên bản đặc biệt chỉ có ở Nhật Bản như matcha baguette với lớp vỏ kết hợp đậu nành đen và matcha, hay goma-france món bánh mì baguette có kem mè đen.
Tiệm bánh mì Sekiguchi hiện bán gần 100 loại bánh mì khác nhau thu hút rất nhiều khách hàng mỗi ngày. Cửa hàng có 68 chỗ ngồi tại chỗ và có bán mang về.
Aokiya - Chuyên gia bánh mì
Được thành lập vào năm 1957, hương vị bánh mì sandwich của Aokiya vẫn làm say lòng thực khách ở mọi lứa tuổi cho đến tận bây giờ mà không cần thay đổi hương vị ban đầu.
Aokiya bán bốn loại bánh mì Nhật Bản: korokke-pan (bánh mì croquette), menchi-katsu-pan (bánh mì cốt lết thịt xay), tonkatsu-pan (bánh mì thịt heo) và hamkatsu-pan (bánh mì thịt nguội tẩm bột). Trong đó korokke-pan là món bánh mì phổ biến nhất, ăn kèm với khoai tây nghiền trộn cùng bắp cải và cà rốt xào.