Đề xuất xây nhà dưới 20 triệu đồng/m2: Còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ

Với việc đề xuất phát triển căn hộ thương mại giá thấp không quá 20 triệu đồng/m2 có thể xem là niềm vui với những người thu nhập trung bình thấp trong việc tìm chốn an cư.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra từ phía doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những nút thắt để chính sách thực sự phát huy hiệu quả.

Đề xuất xây nhà dưới 20 triệu đồng/m2: Còn nhiều nút thắt cần tháo gỡ - 1

Câu hỏi lớn dành cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay chính là việc thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở giá thấp. Ảnh: Quang Duy

Với việc đề xuất phát triển căn hộ thương mại giá thấp không quá 20 triệu đồng/m2 có thể xem là niềm vui với những người thu nhập trung bình thấp trong việc tìm chốn an cư.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều câu hỏi đặt ra từ phía doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những nút thắt để chính sách thực sự phát huy hiệu quả.

Đứng về phía các doanh nghiệp bất động sản, nhiều ý kiến cho rằng đề xuất nói trên sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho thị trường về mặt thông tin bởi mức giá đề ra thấp hơn rất nhiều so với mặt bằng chung giá căn hộ tại các đô thị.

Tuy nhiên, câu chuyện thực tế triển khai thì với nhiều doanh nghiệp họ không thật sự hào hứng khi nhớ về chuyện chính sách ưu đãi phát triển nhà ở xã hội trước đây. Sở dĩ lâu nay doanh nghiệp không mặn mà với phân khúc giá bình dân là bởi bên cạnh câu chuyện lợi nhuận thấp thì thủ tục pháp lý quá nhiêu khê, không có cơ chế chính sách đặc thù cho các phân khúc đã khiến họ nản chí. 

Ông Nguyễn Văn Dũng, Tổng giám đốc công ty bất động sản Trường Phát, một doanh nghiệp chuyên đi theo phân khúc nhà ở xã hội và nhà ở giá rẻ tại TPHCM, cho rằng những chính sách mới đề xuất là rất tốt. Tuy nhiên, nhìn kỹ thì cũng rất giống các chính sách hỗ trợ trước đây cho nhà ở xã hội.

Và điều doanh nghiệp lo lắng chính là giữa chính sách và thực tiễn sẽ có độ vênh nhất định. Liệu rằng khi sau một thời gian thực hiện có nhiều điểm bất cập như thủ tục giao đất phức tạp, phát sinh vấn đề về mua, bán suất nhà ở...?

Đồng quan điểm về câu chuyện chính sách đi vào thực tiễn, ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group cho rằng, điều các doanh nghiệp mong muốn là vấn đề thi hành phải nghiêm túc. Quỹ đất sẵn sàng và thời gian hoàn tất thủ tục đầu tư phải được rút ngắn. 

Và trong bối cảnh hiện nay, câu hỏi lớn dành cho các doanh nghiệp chính là việc thiếu quỹ đất để phát triển. 

Trong một báo cáo mới đây, Savills Việt Nam cho rằng trở ngại lớn nhất của mô hình nhà ở thương mại giá thấp 20 triệu đồng mỗi m2 là việc tìm ra quỹ đất giá rẻ tại các đô thị lớn. 

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills nhận định, mô hình nhà thương mại giá thấp do Bộ Xây dựng đề xuất Chính phủ là quan điểm tích cực để bổ sung các chính sách phát triển nhà ở giá rẻ.

Tuy nhiên, ông Khương cho rằng vẫn còn có một số nút thắt cần giải quyết nhằm thúc đẩy chính sách nhà ở 20 triệu đồng mỗi m2 này. Thách thức đầu tiên là vấn đề về quỹ đất. Hiện quỹ đất dành cho nhà ở thương mại giá rẻ trong nội đô TPHCM và Hà Nội đang là bài toán cực kỳ khó khăn cho các doanh nghiệp bất động sản hiện nay. 

Song song với bài toán khó về quỹ đất là biên lợi nhuận của các doanh nghiệp phát triển nhà giá rẻ hiện nay rất "mỏng". Điều này giải thích cho việc vừa qua rổ hàng của phân khúc này không nhiều, khiến các nhà đầu tư không có mặn mà.

Theo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), trong chi phí đầu vào của dự án nhà ở nằm tại các đô thị phát triển, quỹ đất chiếm một tỷ trọng lớn nên cần phải khoanh vùng quỹ đất giá rẻ.

Quỹ đất có thể quy hoạch để xây nhà giá dưới 20 triệu đồng/m2 là quỹ đất công gồm đất nhà xưởng trong nội thành thuộc diện phải di dời, đất nông trường, đất dự trữ, đất trụ sở cơ quan nhà nước không còn nhu cầu sử dụng... tại TPHCM.

Theo Gia Miêu

Lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm