Bất động sản Hà Nội kỳ vọng sôi động hơn trong nửa cuối năm
(Dân trí) - Trong nửa chặng đường còn lại của năm nay, bất động sản Hà Nội có cơ hội diễn biến sôi động hơn với sự gia nhập thị trường của hàng loạt dự án.
Thị trường bất động sản biến động trong nửa đầu năm 2022
Trong nửa đầu năm 2022, nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường bất động sản nói riêng chịu tác động tiêu cực từ nhiều "cú sốc" trên thế giới và trong nước. Cuộc xung đột Nga - Ukraine từ khi bùng nổ đã tác động đến nền kinh tế toàn cầu khiến giá cả leo thang, lạm phát gia tăng.
Theo phân tích của Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), 6 tháng đầu năm 2022 là giai đoạn bản lề cho sự phục hồi và tăng trường của thị trường bất động sản sau 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, thị trường chứng kiến nhiều biến động cung cầu. Nguồn cung ở các đô thị lớn như Hà Nội, TPHCM gần như đã đạt ngưỡng, trong khi các địa phương khác cũng khan hiếm, dẫn đến tình trạng "sốt ảo".
Mặt khác, trong bối cảnh lạm phát, mặc dù giá bất động sản tăng nhanh, nhưng thanh khoản chậm. Thị trường xuất hiện nghịch lý: Mua dễ, bán khó. Nhiều nhà đầu tư cũng dùng các đòn bẩy tài chính để đầu tư bất động, khiến tài sản có thanh khoản thấp trở thành một gánh nặng lớn, gây áp lực lên hệ thống ngân hàng...
Kỳ vọng "khởi sắc" trở lại
Chính sách pháp luật về đất đai ngày càng chặt chẽ đã tác động rất lớn đến nguồn cung của thị trường bất động sản. Tại Hà Nội, nguồn cung bất động sản trong nội đô đang thiếu, do vậy giá đất các quận, huyện vùng ven tăng rất mạnh.
Theo Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, 3 huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn sẽ trở thành thành phố.
Còn tại huyện Mê Linh, toàn huyện có khoảng 50 dự án tập trung tại các xã ven đại lộ Võ Văn Kiệt như: Tiền Phong, Tráng Việt, Thanh Lâm, Đại Thịnh, thị trấn Quang Minh. Sau khi được phê duyệt quy hoạch chung, các chủ đầu tư như Tổng công ty HUD, Minh Giang, Cienco 5 đã đồng loạt triển khai làm hạ tầng, xây dựng nhiều dự án chung cư khiến thị trường bất động sản Mê Linh khởi sắc.
Nếu như thị trường bất động sản phía Tây được biết đến là nơi có giao dịch sôi động tại Hà Nội hiện nay thì ở phía Bắc Thủ đô, trong đó có Mê Linh, cũng đang chứng kiến làn sóng đầu tư mạnh mẽ với sự tăng trưởng nhanh chóng cả về nguồn cung và nguồn cầu. Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển như vị trí địa lý đắc địa, quỹ đất rộng, quy mô dân số cao, cơ sở hạ tầng đang dần được hoàn thiện, thêm vào đó là sự hình thành của các khu công nghiệp và khu đô thị mới chính là tiền đề tạo cú hích cho bất động sản Mê Linh tiếp tục tăng tốc trong năm 2022 và cả những năm tiếp theo.
Đáng chú ý, phải kể đến là Khu đô thị mới Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (HUD - Me Linh Central) của Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị (HUD). Với lợi thế tiếp cận tuyến đường 48 m, kết nối trực tiếp với trung tâm hành chính huyện Mê Linh, sân bay Nội Bài cũng như các tuyến giao thông huyết mạch trên địa bàn, đặc biệt là tuyến đường Vành đai 4 vừa được Quốc hội phê duyệt tháng 6 vừa qua, dự án hứa hẹn sẽ là một điểm nhấn tiêu biểu về quá trình đô thị hóa của khu vực cửa ngõ phía Bắc Thủ đô.
Với tổng diện tích 55,383 ha, dự án cung cấp 1.466 căn hộ chung cư và 799 căn nhà ở gồm biệt thự đơn lập, biệt thự song lập, nhà vườn… Dự án có thiết kế kiến trúc hiện đại, hài hòa cảnh quan chung với hệ thống sân vườn, bãi đỗ xe, khu sân chơi, tiểu cảnh, khu vui chơi, thể dục thể thao... đi kèm với các dịch vụ và tiện ích công cộng, phục vụ cho các cư dân về sinh sống. Hạ tầng tại đây được kết nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ của khu đô thị mới HUD - Me Linh Central cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chung của huyện Mê Linh.
Dự án khu đô thị mới HUD - Me Linh Central bổ sung nguồn cung, làm cho thị trường bất động sản ở Mê Linh nói riêng và Hà Nội nói chung thêm sôi động. Với những tín hiệu tích cực này, thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022 được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.