3 xu hướng vàng trên thị trường BĐS cuối 2019
(Dân trí) - Mặc dù nguồn cung BĐS năm 2019 giảm mạnh so với năm trước, đồng thời các địa phương cũng đang rất quyết liệt trong việc rà soát, siết chặt những dự án mới; thế nhưng, thị trường BĐS lại được thanh lọc, giảm thiểu các tình trạng tiêu cực, làm ăn chộp giật, hình thành một số xu hướng thực sự khác biệt, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của hộ gia đình, vừa mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư.
Nhiều triển vọng tích cực trong phân khúc BĐS cao cấp
Theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh Nhà ở Savills Hà Nội, tuy BĐS trung cấp vẫn là phân khúc chủ đạo trên thị trường song trong năm 2019, phân khúc nhà ở cao cấp có nhiều triển vọng tích cực do nhu cầu nâng cấp nhà ở ngày càng tăng từ các hộ gia đình khá giả. Việc chính quyền các tỉnh thành có chủ trương hạn chế cấp phép mới dự án nội đô khi nhu cầu nhà ở cao cấp nhiều hơn khiến nguồn cung trở nên hạn hẹp. Do đó, những dự án đã được phê duyệt, trong quy hoạch sẽ tiếp tục được triển khai và sẽ là lợi thế đối với các chủ đầu tư đang phát triển sản phẩm ở phân khúc này.
Đặc biệt, những nhà đầu tư đã có uy tín lâu năm với các dự án đã khẳng định được tên tuổi qua nhiều giải thưởng sẽ càng nhận được sự quan tâm từ thị trường. Dễ hiểu tại sao mà Gamuda Land, mặc dù đã tham gia thị trường BĐS Việt Nam hơn 10 năm nay với hai dự án khu đô thị Gamuda City tại Hà Nội và Celadon City tại Tp.HCM vẫn tạo được sức hút nhất định. Với việc công bố dự án Celadon City vinh dự nhận giải Bạc quốc tế tại hạng mục dự án có “Quy hoạch tổng thể” tốt nhất thuộc khuôn khổ giải thưởng bất động sản FIABCI World Prix d’Excellence 2019, Gamuda Land không chỉ khẳng định đẳng cấp đạt chuẩn quốc tế trong các dự án của mình mà còn góp phần nâng tầm, củng cố mặt bằng chung của phân khúc này trên thị trường.
Yếu tố địa lý không còn mang tính chất quyết định
Cũng theo ông Dương Đức Hiển, những năm trước đây, một dự án được xem là đắt giá trên thị trường khi sở hữu vị trí đắc địa, nằm trên đất vàng giữa trung tâm của thành phố. Bên cạnh đó, trục tọa độ của các dự án này luôn xoay quanh các khu hành chính, thương mại, hạ tầng tiện ích xã hội tiêu biểu nhất. Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường phát triển, hạ tầng giao thông ngày càng được nâng cấp và tối ưu, khoảng cách sẽ không còn là rào cản cho giữa trung tâm và ngoại thành thành phố. Mặt khác, các khách hàng cũng có cái nhìn cởi mở hơn với các sản phẩm nhà ở hay mua để đầu tư dài hạn. Bất lơi vị trí hôm nay là tiền đề để bất động sản tăng giá trong tương lai khi hạ tầng phát triển. Điều quan trọng là khách hàng cần có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ lưỡng.
Đây cũng là lý do khiến các BĐS ở những khu vực cửa ngõ vẫn được ưa chuộng. Tại Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) – cửa ngõ phía Nam thủ đô, nhiều năm trước đây, nơi này vốn được mệnh danh “rốn nước” – vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa. Yên Sở ngày nay đã chuyển mình thành khu đô thị hiện đại, xanh mát và sang trọng đẳng cấp. Tại đây hiện có công viên Yên Sở thuộc dự án Gamuda City, đạt diện tích 328ha – là công viên sinh thái đô thị lớn nhất miền Bắc giành được giải thưởng cao quý về thiết kế kiến trúc cảnh quan năm 2011 do Viện Kiến trúc Cảnh quan Malaysia trao tặng.
Cũng trên khuôn viên 500 hecta thuộc Yên Sở, bên cạnh công viên, Gamuda Land đã đầu tư xây dựng nhà máy nước Yên Sở với mục tiêu xử xử lý nước thải của lưu vực sông Kim Ngưu và sông Sét, nâng cao vệ sinh môi trường và chất lượng sống cho nhân dân khu vực, phát triển 2 khu dân cư Gamuda Lakes và Gamuda Gardens, 2 khu thương mại Gamuda Plaza và Le Parc đầy đủ tiện nghi. Đây cũng là lý do khiến Gamuda City, mặc dù không được xem là nằm tại vị trí đắc địa theo như những tiêu chí truyền thống, vẫn được vinh danh “Dự án đáng sống 2019” do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp và VCCI trao tặng vào tháng 5 vừa qua.
Thay vì tập trung tìm kiếm những BĐS tọa lạc tại các mảnh đất vàng, thị trường đang quan tâm nhiều hơn đến những nhà đầu tư có tầm nhìn hướng đến phát triển bền vững, mong muốn kiến tạo không gian, đáp ứng nhu cầu của cư dân trong thời gian dài hơn là chỉ đơn thuần xây dựng nên tòa nhà và tận dụng cơ sở hạ tầng xung quanh.
Ưu tiên đổi mới sáng tạo bên cạnh chú trọng chất lượng
Một trong những chủ đề được chú ý tại diễn đàn BĐS tháng 5 về “Xu hướng đầu tư bất động sản 2019” là sự chuyển biễn rõ rệt của BĐS hướng tới những yếu tố về chất lượng, thông minh, thân thiện với môi trường. Nhu cầu tận hưởng của người tiêu dùng sẽ ngày một “khó tính”, vì vậy ứng dụng công nghệ và đổi mới sáng tạo sẽ thay đổi tất cả các phân khúc ngành công nghiệp BĐS cũng như thay đổi cách vận hành của các nhà đầu tư quản lý.
Trong nhiều năm gần đây, thị trường Việt Nam đang ưu ái “sân nhà” cho những chủ đầu tư có mô hình khu đô thị sinh thái và tổng hòa quy hoạch, tiện ích hợp lý. Tại Gamuda Land, mọi quy trình từ xây dựng hạ tầng đô thị cho đến chế độ vận hành, quản lý môi trường cảnh quan đều được cân nhắc tỉ mỉ, hướng đến bền vững. Diện tích lớn về mảng xanh tại mỗi dự án là thách thức cũng như cơ hội để chủ đầu tư chứng tỏ năng lực trong việc quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách giải pháp tân tiến như hệ thống lọc và tái sử dụng nguồn nước mưa, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời và các nhà máy xử lý nước thải chuyên biệt.
Mặc dù có dấu hiện chững lại trong 6 tháng tới, tuy nhiên, những xu hướng mới kể trên là tín hiệu đáng mừng để thị trường hướng đến sự phát triển bền vững, chất lượng, thoát bẫy “bong bóng” BĐS.
Được thành lập vào năm 1995, Gamuda Land là bộ phận phát triển bất động sản của Gamuda Berhad - một trong những tập đoàn phát triển cơ sở hạ tầng và bất động sản hàng đầu tại Malaysia. Nhà đầu tư này đã xây dựng và quản lý 2 dự án lớn là Celadon City (TP.HCM) và Gamuda City (Hà Nội). Độc giả tìm hiểu thêm thông tin về dự án tại đây, hoặc liên hệ hotline 02862529999 (TP.HCM), 02439448989(Hà Nội).