Xây bao nhiêu và “cất” bao nhiêu?
Trụ sở UBND quận và Quận ủy Hoàng Mai (thành phố Hà Nội) xuống cấp thê thảm. Nhìn từng mảng tường hư hỏng, lún sụt, khó ai có thể hình dung được, hai công trình trị giá hàng chục tỉ đồng và chỉ mới đưa vào sử dụng thời gian ngắn.
Tình trạng hiện nay của hai trụ sở này là một bằng chứng sinh động về chất lượng xây dựng các công trình công.
Những người có trách nhiệm trong việc xây dựng trụ sở UBND quận và Quận ủy Hoàng Mai trả lời như thế nào về chuyện này? Có thể họ sẽ tìm nhiều lý do để giải thích, kể cả đổ cho thời tiết hay nền đất yếu. Điều này đã từng được các chủ đầu tư vận dụng và vụ mặt đường cầu Thăng Long là một ví dụ.
Cho dù lãnh đạo quận Hoàng Mai khéo nói thế nào thì dân cũng biết chắc lý do vì sao công trình thảm hại như vậy. Thiết nghĩ cũng không cần phải nói toẹt ra làm gì, bởi vì bản thân mỗi bức tường, trần nhà, hành lang, bồn hoa của công trình là một bản tố cáo. Những người có trình độ chuyên môn về xây dựng, bấm đốt ngón tay cũng biết trị giá xây dựng trụ sở UBND và Quận ủy Hoàng Mai là bao nhiêu. Cho nên từ đó, có thể tính ra được họ đã xây bao nhiêu và “cất” bao nhiêu.
Loại trụ sở cơ quan nhà nước mới xây đã nát không phải chỉ có ở quận Hoàng Mai, mà có thể thấy không ít trên cả nước. Một công trình đầu tư vài chục tỉ đồng, cộng hàng ngàn công trình là một số tiền khổng lồ. Đi đâu cũng có thể thấy những trụ sở cơ quan hoành tráng, nhưng chất lượng xây dựng rất tồi tệ. Dân còng lưng đóng thuế để họ xây dựng trụ sở như vậy đấy. Họ xây như vậy, bởi vì họ phải dành để “cất”.
Xây bao nhiêu, “cất” bao nhiêu, tùy theo giá trị công trình và con số phần trăm của “cất” quyết định chất lượng của công trình. Nếu như “cất” nhiều thì công trình chỉ sử dụng vài năm là hỏng. Còn gặp những người còn chút lương thiện, “cất” ít thì công trình có tuổi thọ dài hơn. Làm một nhiệm kỳ, có vài công trình xây dựng trong tay, chuyện làm giàu có chi là khó. Có xây là có “cất”. Thế thôi!
Tình trạng rút ruột công trình để chi phần trăm cho nhau là chuyện không hiếm; thế nhưng, không mấy ai bị tóm. Cả một đường dây chia chác số phần trăm đó nên họ bảo vệ nhau, dùng kỹ thuật làm sạch hồ sơ. Hồ sơ chứng từ thì rất đẹp, minh bạch, không một chút dơ bẩn; còn công trình thì bẩn không ai muốn nhìn.
Những người có trách nhiệm trong việc xây dựng trụ sở UBND quận và Quận ủy Hoàng Mai trả lời như thế nào về chuyện này? Có thể họ sẽ tìm nhiều lý do để giải thích, kể cả đổ cho thời tiết hay nền đất yếu. Điều này đã từng được các chủ đầu tư vận dụng và vụ mặt đường cầu Thăng Long là một ví dụ.
Cho dù lãnh đạo quận Hoàng Mai khéo nói thế nào thì dân cũng biết chắc lý do vì sao công trình thảm hại như vậy. Thiết nghĩ cũng không cần phải nói toẹt ra làm gì, bởi vì bản thân mỗi bức tường, trần nhà, hành lang, bồn hoa của công trình là một bản tố cáo. Những người có trình độ chuyên môn về xây dựng, bấm đốt ngón tay cũng biết trị giá xây dựng trụ sở UBND và Quận ủy Hoàng Mai là bao nhiêu. Cho nên từ đó, có thể tính ra được họ đã xây bao nhiêu và “cất” bao nhiêu.
Loại trụ sở cơ quan nhà nước mới xây đã nát không phải chỉ có ở quận Hoàng Mai, mà có thể thấy không ít trên cả nước. Một công trình đầu tư vài chục tỉ đồng, cộng hàng ngàn công trình là một số tiền khổng lồ. Đi đâu cũng có thể thấy những trụ sở cơ quan hoành tráng, nhưng chất lượng xây dựng rất tồi tệ. Dân còng lưng đóng thuế để họ xây dựng trụ sở như vậy đấy. Họ xây như vậy, bởi vì họ phải dành để “cất”.
Xây bao nhiêu, “cất” bao nhiêu, tùy theo giá trị công trình và con số phần trăm của “cất” quyết định chất lượng của công trình. Nếu như “cất” nhiều thì công trình chỉ sử dụng vài năm là hỏng. Còn gặp những người còn chút lương thiện, “cất” ít thì công trình có tuổi thọ dài hơn. Làm một nhiệm kỳ, có vài công trình xây dựng trong tay, chuyện làm giàu có chi là khó. Có xây là có “cất”. Thế thôi!
Tình trạng rút ruột công trình để chi phần trăm cho nhau là chuyện không hiếm; thế nhưng, không mấy ai bị tóm. Cả một đường dây chia chác số phần trăm đó nên họ bảo vệ nhau, dùng kỹ thuật làm sạch hồ sơ. Hồ sơ chứng từ thì rất đẹp, minh bạch, không một chút dơ bẩn; còn công trình thì bẩn không ai muốn nhìn.
Theo Lao động