Wefit phá sản, khách hàng có thể đòi lại được tiền không?

(Dân trí) - Wefit là một ứng dụng kết nối người tập luyện thể dục thể thao với phòng tập mới đây đã tuyên bố phá sản. Nhiều khách hàng của công ty thắc mắc về việc số tiền họ đã đóng vào liệu có được bồi hoàn?

Mới đây, công ty chủ quản của Wefit đã gửi thông báo qua email cho khách hàng với nội dung rằng doanh nghiệp này sẽ phá sản do không còn chi phí để hoạt động. Vậy khách hàng có đòi lại được tiền khi đã đóng vào ứng dụng này hay không?

Trước khi thông báo tới khách hàng thì Wefit đã chủ động nộp đơn xin phá sản tới Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội để yêu cầu mở thủ tục này. Phá sản là một thủ tục rất khó và phức tạp, để thực hiện thủ tục này cần sự kết nối giữa nhiều bên tốn rất nhiều thời gian. Theo kinh nghiệm thì để hoàn tất thủ tục phá sản, doanh nghiệp sẽ mất từ 1 đến 2 năm.

Tóm tắt thủ tục phá sản tại Việt Nam:

Wefit phá sản, khách hàng có thể đòi lại được tiền không? - 1

Để phá sản thì doanh nghiệp cần nộp đơn, nộp án phí, kiểm kê tài sản, đấu giá, thanh lý… rồi họp hội đồng chủ nợ để thống nhất các nội dung. Quá trình này diễn ra rất mất thời gian và những khách hàng thân yêu của wefit có được hưởng “trái ngọt”?

Quyền lợi của khách hàng khi Wefit phá sản

Theo Luật gia Nguyễn Trọng Nghĩa (Công ty Luật TNHH LSX), sau khi thực hiện tất cả những bước theo quy định pháp luật thì Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa để ra quyết định phá sản. Tuy nhiên dưới vai trò là khách hàng mua sản phẩm gói tập của Wefit thì quyền lợi sẽ khó được đảm bảo toàn phần bởi lẽ sẽ có những thứ tự phân chia tài sản nhất định theo quy định tại Điều 54 Luật phá sản 2014:

 Điều 54. Thứ tự phân chia tài sản

1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:

2. a) Chi phí phá sản;

3. b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể đã ký kết;

4. c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;

5. d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

6. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:

7. a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;

8. b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;

9. c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

10. d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;

đ) Thành viên của Công ty hợp danh.

3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

 Có thể thấy, những hợp đồng của khách hàng, hợp đồng với đối tác sẽ là thứ tự ưu tiên cuối cùng sau khi wefit hoàn tất các chi phí phá sản, khoản lương, bảo hiểm cho nhân viên, các khoản nợ sau khi làm thủ tục phá sản và các nghĩa vụ với nhà nước như thuế, phí…

Luật gia Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng, sau khi thực hiện theo thứ tự ưu tiên như vậy thì khách hàng đối tác sẽ khó được hưởng một cách đầy đủ khoản tiền mà trước đó gửi cho Wefit.

 Trách nhiệm của công ty chủ quản ứng dụng Wefit là trách nhiệm hữu hạn, đối với trách nhiệm này thì khi bán thanh lý toàn bộ tài sản, sử dụng toàn bộ số tiền còn lại trong tài khoản thì Wefit nói chung và các quản trị, CEO nói riêng không phải chịu thêm trách nhiệm tài chính. Nói cách khác thì tài sản Wefit tách biệt với tài sản của chủ sở hữu, CEO là anh Nguyễn Khôi chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần anh góp vốn mà thôi.

Xin cảm ơn Luật sư!

Khả Vân

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm