Việc lai dắt Rùa Hồ Gươm sao mà thấy khó khăn thế

(Dân trí) - Rất nhiều độc giả đã không giữ nổi bình tĩnh khi gửi phản hồi về Dân trí sau khi việc lai dắt Rùa Hồ Gươm bất thành. Họ cho rằng một việc làm đơn giản vậy tại sao lại thấy khó khăn đến vậy.

Thậm chí có không ít bạn đọc đã gửi phản hồi kèm theo số điện thoại của mình để nếu những nhà chức trách cần họ sẵn sàng giúp đỡ và chấp nhận chịu hoàn toàn kinh phí về lưới bắt rùa nếu việc lai dắt không thành công.

 

“Việc lai dắt cụ Rùa sao mà thấy khó khăn thế. Không nên dùng túi lưới, nếu cụ Rùa lọt vào túi lưới sẽ gây thêm thương tích. Với kinh nghiệm đánh bắt cá biển đông tôi vẫn đưa lên thuyền được mà không hề thủng lưới một lỗ nhỏ. Nếu thành phố Hà Nội cần đến tôi, tôi sẽ tự bỏ kinh phí ra Hà Nội ngay mà không do dự. Nếu tôi dẫn cụ Rùa không vào như mong muốn của lãnh đạo tôi sẽ chịu hoàn toàn kinh phí về lưới cụ. Tôi thiết tha được làm việc này. Tôi rất tự tin làm việc này. Điện thoại: 0905.683515” - bui van duc: kyphongnghethuatviet@gmail.com   

 

“Theo tôi thì không nên dùng lưới để bắt cụ Rùa. Vì dùng lưới có thể sẽ làm cho các vết thương cụ Rùa nặng hơn do bị cọ vào lưới, và sẽ gây nên tâm lý sợ hãi cho cụ Rùa.

Có thể dùng thuốc gây mê với cụ Rùa? Sau đó chuyển cụ lên bằng sức người. Tôi xem trên tivi thì vẫn thấy các chuyên gia dùng cách bắt các loài động vật to lớn bằng cách tiêm thuốc gây mê. Như vậy có thể sẽ không ảnh hưởng tới tâm lý của cụ mà vẫn có thể chữa trị cho cụ một cách chu đáo hơn” - Tran Trong: trongtv@vnu.edu.vn 

 

“Theo cá nhân tôi, ngoài những phương án vây bắt phải được tính toán kỹ lưỡng, thì vấn đề trật tự trong buổi vây bắt cũng phải được đảm bảo. Chúng ta nên thông báo rộng rãi đến người dân ngày, giờ sẽ lai dắt Rùa và cấm mọi người và phương tiện đi vào khu vực xung quanh hồ Hoàn Kiếm vì lúc thấy Rùa, mọi người hô hoán nhiều, nên làm Rùa sợ. Ngoài ra cần phải thiết lập khu vực cấm gần Tháp Rùa để những người dân ở khu vực đó không đến gần. Một phương án nữa chúng ta cũng nên nghiên cứu là có thể dùng súng bắn thuốc tê không? Vì trên thế giới, phương pháp này vẫn được ứng dụng rất nhiều. Chúc những người tham gia cứu rùa Hồ Gươm thành công!” - Trần Hải: ocdao_codon2002@yahoo.com 

 

“Các nhà khoa học và các chuyên gia ơi! Vây bắt cụ Rùa mà sao đơn giản vậy. Dùng lưới mua ở chợ Sắt, rồi lại tính đến lưới B40, lại ngồi họp...thì làm sao mà lai dắt cụ Rùa về chữa bệnh. Thôi đừng họp và rút kinh nghiệm nữa, hãy mời một số ngư dân đánh bắt cá Ngừ đại dương về để họ làm cho xem và cụ Rùa sẽ nghe theo họ lên bờ chữa bệnh. BCĐ cứu cụ Rùa Hồ Gươm cần xem lại và có tính khẩn cấp trong việc làm này” - võ thái long: Vthailong@gmail.com 

 

“Tôi là một công dân của thủ đô. Tôi có một loại thuốc Gia truyền chữa trị ngoài ra rất tốt. Nếu đơn vị chữa trị cụ Rùa có nhu cầu tôi sẽ tặng không... số điện thoại của tôi là 0903213737” - Nguyen Thuy Hang: viettimefinance@gmail.com 

 

“Tôi thấy phương án này chưa thực sự hiệu quả, vì nó gây ra phản ứng lo sợ cho cụ Rùa. Khi chưa hiểu ý tốt của con cháu là muốn chữa trị giúp cụ thì cụ tìm cách thoát thân là phản ứng hoàn toàn bình thường. Không những thế mỗi lần cụ tìm cách phá lưới sẽ tiếp tục gây ra chấn thương cho cụ Rùa của chúng ta. Vì vậy tôi có đề xuất 1 phương án mới, kính mong ban quản lý chữa trị cho cụ lắng nghe ý kiến.

 

Mục đích cuối cùng là đưa cụ lên Tháp rùa, vậy thì không nhất thiết là cứ phải quây lưới để bắt cụ như cái kiểu chúng ta thường dùng để bắt cá. Vì vậy phương án của tôi là: Tạo đường hành lang Lưới theo kiểu mương dẫn đường lên Tháp rùa, với bề rộng thông luồng khoảng 3m.

 

Quy trình thực hiện như sau:

 

1. Đóng sẵn trước 1 hàng rào lưới cắt ngang Hồ, tính từ bờ đến Tháp rùa. Đóng cọc buộc lưới cho chắc chắn để hành lang lưới này là cố định.

 

2. Khi đã phát hiện ra vị trí của cụ Rùa thì dùng khoảng 4 ca nô không động cơ mang theo hành lang lưới còn lại, chọn vị trí thích hợp (là khoảng cách đường giữa tháp rùa và bờ là ngắn nhất) thì thả nốt hành lang lưới này. và thu hẹp dần khoảng rộng của hành lang lưới.

 

3. Dùng người khép kính hàng lang lưới vừa thả, và dồn dần đường dẫn hướng về tháp rùa theo kiểu đánh dậm. Mục đích là lùa cụ tự lên Tháp rùa.

 

Ưu điểm:

 

1. Không gây thương tích, và lo sợ về môi trường sống bị đe dọa cho Cụ

 

2. Không phải Tiêm mê cho Cụ để đưa ra Tháp rùa => tránh được rủi ro về sức khỏe cho Cụ

 

3. Điều mong đợi nhất của mọi người dân là cụ tự bò lên bờ ( Phải tạo bờ đi lên Tháp thuận lợi cho cụ)” - Trương văn Đạt 0976092996: canhchimtroi_f4@yahoo.com. 

 

“Theo tôi  tuy là gọi Cụ, nhưng là động vật hoang dã nên rất sợ con người, nên việc vây bắt chữa trị cụ cần phải cẩn thận, không thể như cách làm vừa qua, tôi đề xuất phương án:

- Việc vây bắt nên từ từ gom dần lại tráng trình trạng đông người reo hò la hét, càng không cho cụ thấy bóng dáng người càng tốt. Sau khi gom dần khoảng hẹp chắc chắn cụ sẽ lên vị trí đã định và tìm cách lừa cụ đến một nơi mà có độ phẳng và trơn để chân cụ không bám và di chuyển được, khi đó chúng ta thực hiện việc chữa trị. Điều quan trọng nhất là hạn chế con người tiếp cận” - Trần Đình Thảo: sinhthaodn@gmail.com   

 

Nguyệt Thu (tổng hợp)