Tư vấn pháp luật:

Tôi phải làm gì để lấy lại tiền "chạy" việc?

(Dân Trí) – Tôi đưa cho người quen 60 triệu nhờ chạy việc, khi giao tiền có giấy biên nhận vay nợ của người đó. Nhưng đã 2 năm họ không chạy được việc cho tôi và cũng không hoàn lại tiền. Như vậy có phạm luật không? Tôi phải làm gì để lấy lại số tiền trên?

(Nguyễn Văn Trường; Email: nguyenkhanh7@yahoo.com).

Tôi phải làm gì để lấy lại tiền "chạy" việc? - 1
Ảnh minh họa (Internet)

Trả lời:

Chúng tôi không rõ nội dung tin nhắn mà bạn cho công an xem có được coi là bằng chứng để chứng minh là chị người quen của bạn có “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” hay không, do vậy, chúng tôi không thể khảng định được việc cơ quan công an giải quyết như vậy là đúng hay sai? Tại các khoản 2,3,4 Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

 “…

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố”.

Theo quy định nêu trên thì Cơ quan công an có trách nhiệm phải giải quyết đơn tố cáo của bạn và phải có quyết định khởi tố hay không khởi tố vụ án trong thời hạn theo quy định nêu trên. Mặt khác, nếu đã đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm mà Cơ quan công an không khởi tố, bạn có quyền làm đơn đề nghị Viện kiểm sát có thẩm quyền để họ xem xét và có biện pháp giải quyết, vì theo quy định họ có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của cơ quan công an về đơn tố giác của bạn. Còn nếu không đủ dấu hiệu tội phạm thì Cơ quan công an vẫn phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản. Trên thực tế, luật pháp không thừa nhận việc “chạy việc” – đây là việc pháp luật cấm vì để vào làm giáo viên của một trường đòi hỏi bạn phải qua một quy trình thi tuyển công chức theo quy định của pháp luật. Việc người bạn quen hứa hẹn sẽ chạy việc cho bạn có thể coi là một căn cứ chứng minh đó là  hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tuy nhiên việc hứa hẹn này  không đủ để coi là căn cứ buộc tội.

Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên làm đơn đề nghị gửi Cơ quan công an để yêu cầu họ có ý kiến trả lời bằng văn bản. Trường hợp, nếu Cơ quan công an có quyết định không khởi tố thì bạn làm đơn khởi kiện cùng tài liệu kèm theo gửi đến Tòa án nơi người vay đang cư trú để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ nêu trên cho bạn.

Luật sư Vũ Thị Hiên

CÔNG TY LUẬT TNHH ĐẠI VIỆT

VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG ĐẠI VIỆT

Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội

Tư vấn tổng đài 04 -1088 phím số 4 -4 hoặc phím 4-5

Điện thoại: 04 3 747 8888 – Fax: 04 3 747 3966

Hot-line: 093 366 8166

 Email: info@luatdaiviet.vn

 Website: http://www.luatdaiviet.vn

Ban Bạn đọc

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm