Bạc Liêu:

Nỗi lòng đau đáu của người con hàng chục năm chờ được gọi cha là liệt sĩ

(Dân trí) - Hàng chục năm qua, mỗi năm, ông Lâm Việt Sơn đều làm giỗ cho cha trước ngày Thương binh liệt sĩ 3 ngày. Với ông Sơn, ngày giỗ cha có gì đó đau đáu trong lòng bởi ông vẫn từng ngày mong chờ được gọi cha là liệt sĩ.

Trong chuyến công tác mới đây tại tỉnh Bạc Liêu, cũng gần ngày cả nước kỷ niệm 67 năm ngày Thương binh liệt sĩ (27/7), chúng tôi trở lại nhà của ông Lâm Việt Sơn (ngụ thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) đúng vào ngày ông tổ ɣhức giỗ cho cha là ông Lâm Nghĩa Trọng (24/7).

Hàng chục năm qua, ông Sơn đều làm giỗ cho người cha đã hy sinh mà ông chưa từng biết mặt.
Hàng chục năm qua, ông Sơn đều làm giỗ cho ɮgười cha đã hy sinh mà ông chưa từng biết mặt.

ȼspan style="font-size:12.0pt;mso-bidi-font-size:11.0pt; line-height:115%">Câu chuyện về người con đã gần 60 tuổi nhưng chưa một lần gặp cha từng được chúng tôi phản ánh trên báo Dân trí trong bài “Hơn 50 năm chờ đợi một chế độ chính sách cho cha” lại khiến chúng tôi xúc động. Những nén nhang được ông Sơn thắp cho cha trên bàn thờ (người đã mất cách đây hơn 50 năm khi tập kết ta Bắc vào năm 1954) có gì đó đau đáu tronɧ lòng của người con chưa một lần gọi tiếng cha.

Ông Sơn cho biết, năm nào cũng đúng ngày 24/7, ông làm đám giỗ cho cha ông. Theo ông Sơn, ôngȠlấy ngày 24/7 vì thông tin ông nhận được là cha ông mất vào ngày 24/7/1962. “Cũng đã 52 năm rồi, giỗ năm nào cũng được gia đình tôi tổ chức trang trọng cho người đã khuất, có mời bà con thân thuộc, bạn bè lối xóm đến dự rất nghĩa tình”, ông Sơn cho biếɴ.

Di ảnh ông Lâm Nghĩa Trọng.
Di ảnh ông Lâm Nghĩa Trọng.

Ngày giỗ của ông Lâm Nghĩa Trọng chỉ cách ngày Thương binh liệt sĩ 3 ngày, bởi thế đối với ông Sơn và những người thân của ông có gì đó hết sức xót xa. “Năm 1954, cha của tôi đi tập ɫết ra Bắc rồi mất, được đồng đội tổ chức truy điệu nhưng đến nay không biết sao gia đình tôi vẫn không có thông tin gì về một chế độ chính sách cho ông ấy”, ông Sơn bùi ngùi.

Theo ông Sơn cho biết, ông cũng đã tìm hiểu chỗ này chỗ kia, có nơi cho rằng cần phải có người chiến đấu cùng thời hoặc ở cùng đơn vị với cha ông xác nhận thì mới có thể xem xét làm hồ sơ. “Lúc cha tôi đi ra Bắc cũng giấɵ diếm nhân thân nên khi ra đó, gia đình tôi hầu như không biết tung tích gì cho đến sau giải phóng thì mới biết ông ấy đã hy sinh. Do đó, tôi cũng không thể nào biết được ai đã cùng chiến đấu, cùng đơn vị với ông ấy ngoài Bắc nên làm sao xác nhận được.ȠGiờ tôi chỉ mong có đồng đồng đội của ông ấy còn sống hay ai đó biết về ông ấy cũng như cơ quan Nhà nước xem xét để tôi có thể làm hồ sơ cho ông”, ông Sơn mong mỏi.

Ông Sơn cho hay, qua tìm hiểu, thông tin mà ông nhận được cho đến lúc này là cha ông khi tập kết ra Bắc được phân công hoạt động nhiệm vụ trong Sư đoàn 330 do ông Đồng Văn Cống làm Sư đoàn trưởng. Sau khi cha ông mất năm 1962 được an táng tại nghĩa trang Văn Điển, sau đó được cải táng tại ngɨĩa trang Yên Kỳ (Ba Vì - Hà Tây nay là Hà Nội).

Ông Lâm Việt Sơn...
Ông Lâm Việt Sơn...

...và hình ảnh truy điệu ông Lâm Nghĩa Trọng mà ông Sơn còn giữ được.
...và hình ảnh truy điệu ông Lâm Nghĩa Trọng mà ông Sơn còn giữ được.

Bà Châu Kim Hoàng, vợ ông Sơn cũng cho biết, bà về làm vợ ông Sơn cũng chỉ thấy di ảnh của cha chồng trên bàn thờ. Mấy chục năm nay, cứ đến ngày 24/7 là bà lại tất bật chuẩn bị bữa giỗ sao cho tươm tất nhất để làm ấm lòng người đã khuất. Các con, cháu của ông Sơɮ dù đi xa cũng thu xếp tề tựu về nhà, thắp nén nhang cho ông nội, ông cố.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Nhung (một người con của ông Sơn) cho ɢiết, mấy chục năm qua, chị thấy cha cứ chờ đợi chế độ chính sách cho ông nội chị, chị cũng lắm xót xa. “Cha tôi tuổi cũng đã gần 60, đầu đã hai thứ tóc, ở tuổi này, ông ấy có mong gì hơn là được gọi ông nội tôi là liệt sĩ. Là cháu, chúng tôi cũng mong ɬắm tiếng gọi hy sinh vì tổ quốc, nhưng biết đến bao giờ mới được”, chị Nhung bày tỏ.

Chia sẻ với chúng tôi, những người hàng xóm của ông Sơn cũng cho biết, việc ông Trọng hy sinh ở chiến trường miền Bắc nhưng đến giờ chưa có một chế độ chính sách thì có gì đó quá thiệt thòi.

Mâm cúng giỗ ông Lâm Nghĩa Trọng được con cháu ông chuẩn bị rất trang trọng.
Mâm cúng giỗ ông Lâm Nghĩa Trọng được con cháu ông chuẩn bị rấɴ trang trọng.

Với ghi nhận của chúng tôi, ngày giỗ của ông Lâm Nghĩa Trọng trở nên ngày họp mặt của con cháu, người thân của ông. Ɏhưng nếu như đây là ngày giỗ của một liệt sĩ, chắc có lẽ sẽ ấm áp hơn bởi những nén nhang được thắp cho người đã hy sinh vì đất nước.

                                                                  &nbsɰ;                          Huỳnh Hải

 

&nbsɰ;

  

 

      

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm