Nhiều ý kiến trái chiều quanh số tiền 140.000 USD của một ni sư

(Dân trí) - Đã có không ít người cho rằng đã đi tu thì làm sao có tiền riêng mà tiết kiệm, cũng có người viết vì kẽ hở của Pháp luật nước ta nên mới nảy sinh vấn đề này.

Người gửi:  Ha Tran - Email:  minhtrihongha@yahoo.com

 

Pháp luật là giới hạn của dưới của đạo đức.

 

Vụ kiện của Gia đình Ni sư rõ ràng là đã dựa vào kẽ hở của Pháp luật làm việc không phù hợp với đạo lý.

 

Vì Ni sư là người đi tu, làm gì có việc có thể kiếm được tiền cho cá nhân mình nữa ngoài tiền mọi người cúng dường và kinh tế nhà chùa đều dựa vào danh nghĩa nhà chùa mà làm.

 

Luật sư nào nhận bào chữa cho gia đình này đi kiện cũng là tiếp tay cho 1 chuyện phi đạo lý quả là không đủ đạo đức.

 

Đứng về luật, vụ này có thể Gia đình Ni sư có thể dành được tiền, nhưng về lâu dài Luật cần thay đổi để chống những kẻ phi đạo lý có thể làm càn. 

 

Người gửi:  Phuong - Email:  gioxoay_2004@yahoo.com 

 

Phải làm rõ, tiền của ai thì quyền sở hữu của người đó. Tiền cúng tế thì đương nhiên phải thuộc về nhà chùa nhưng nếu thuộc cá nhân thì phải cho rõ ràng. Cho dù gia chủ có tâm nguyện cúng tế cho chùa thì cũng phải rõ ràng chứ tiền của người ta lại đánh đồng. Cho dù là hảo tâm thì đó cũng là cái lòng. Phật đã dậy: có thực mới vực được đạo. Người ta còn không đủ ăn, 1 đồng cũng là quý. Sao lại có thể nói là cho qua.

 

Người gửi:  phạm thế tuyền  Email:  phamthetuyen88@gmail.com 

 

Cần phải xác minh khối tài sản đó xem nguồn gốc từ đâu mà ra. Nhưng có thực tế là người đã xuất gia đi tu thì không tham gia lao đông sản xuất thì làm sao mà có một khối tài sản lớn như thế được, ngay cả một người lao động tham gia sản xuất có tích cóp cả đời cũng chưa chắc đã làm ra một khối tài sản đó chứ nói gì ngưởi tu hành. Thiết nghĩ gia đình của ni sư là bà Đỗ Ngọc Thanh nên suy nghĩ lại hành động của mình, cái gì không phải do mình làm ra thì không nên tranh giành, đừng vì lòng tham trước mắt mà mang tiếng muôn đời, và cũng để linh hồn của người đã khuất được yên nghỉ nơi chín suối. 

 

Người gửi:  Bguyễn Quang Hà - Email:  ha.nq.htde@gmail.com 

 

Theo tôi vấn đề nguồn gốc tài sản ở đây là quá rõ rồi, không phải bàn cãi, đó là tiền cúng dường của phất tử thập phương cho nhà chùa.

Tuy nhiên vấn đề này chỉ làm nổi rõ một vấn đề: Dù có chặt chẽ đến đâu,và để áp dụng cho đại bộ phận nhân dân,cho cộng đồng, thì luật pháp cũng vẫn có chỗ chưa được hoàn thiện, dẫn đến một số trường hợp cá biệt vướng mắc, không thể xử lý được.

Ở đây mà tìm lại nguồn gốc giấy tờ xác minh cho khối tài sản này, tôi e là khó. Tuy nhiên về mặt luật thừa kế, Bà Thanh hoàn toàn đúng theo pháp luật.

Vấn đề là cần hòa giải và tìm ra giải pháp chung cho cả hai bên, và sau vụ này, nhưng người có vai trò trị sự Phật Giáo cần có trách nhiệm làm việc với chính quyền để đưa vào luật, đảm bảo vẫn giữ được tín ngưỡng mà không làm mất đi quyền lợi, hay thất thoát tài chính không đáng có như trường hợp này.

Tại sao trong đạo công giáo người ta có được hỗ trợ pháp luật như vậy mà Phật giáo thì chưa??. cái này cũng cần phải đặt ra vấn đề để bàn luận và giải quyết cho thấu tình đạt lý. 

 

Người gửi:  Vũ Việt Cường - Email:  cuongvv13377@gmail.com

 

Đương nhiên khi gửi tiết kiệm ở ngân hàng phải có CMT và trên CMT phải là tên thế tục chứ không ghi tên khi xuất gia. Vậy tiền của Ni sư là tiền của thập phương đóng góp. Còn nếu bảo xử theo pháp luật thì xin thưa rằng pháp luật có cho phép khi người xuất gia gửi tiết kiệm được lấy theo tên đã xuất gia không? 

 

Người gửi:  NKD - Email:  ddathoigian@yahoo.com

 

Nhà nước mình đã cấp CMND mang pháp danh cho các tăng ni phật tử đâu nhỉ. Các tăng ni phật tử khi cần dùng đến CMND thì vẫn là tên trước khi xuất gia, do đó số tiền trong ngân hàng mang tên của bà Đỗ Thị Thiềng là đúng rồi còn gìnữa. Người nhà không nên lợi dụng kẽ hở pháp lật mà trục lợi tiền công đức của bá tánh. 

 

Người gửi:  dazun_li - Email:  dazun_li@yaho.com 

 

Đây đúng là một lỗ hổng trong các quy định của tổ chức phật giáo Việt Nam. Vấn đề là số tiền này có nguồn gốc như thế nào, có ai biết vị ni sư này gửi Ngân hàng không. Ngoài vị ni sư này có ai chứng kiến hay biết sự việc này không? Trong quy định chung của Hội Phật giáo Việt Nam có quy định rõ về tài sản của tăng lữ trước và sau khi quy y không? còn theo tôi, khi đã mang ra tòa thì cứ chiếu theo luật mà làm, xin đừng nói đến tình hay giáo lý gì cả. Luật pháp là trên hết. 

 

Người gửi:  TT - Email:  truongkimluu@yahoo.com

 

Đứng ở góc độ pháp luật thì số tiền này người thân của Ni sư có quyền được thừa hưởng " vì tên sở hữu là Ni sư chứ không phải chùa hay một tổ chức nào"  cho dù nguồn gốc tiền có thế nào, tuy nhiên người thân của Ni sư phải hiểu số tiền đó có từ đâu và số tiền đó cần được dùng để làm gì... mà cái đó cần phải có Tâm và Đức mới hiểu được . . .

 

Mong rằng những tâm đức của phật tử sẽ được dùng phục vụ cho sự phát triển của Chùa 

 

Người gửi:  Thuc - Email:  smallcat_719@yahoo.com

 

Người xuất gia là người của nhà chùa vậy không còn liên quan gì tới gia đình nữa có chăng cũng chỉ là tình cảm vậy nhà chùa mới có quyền được thừa kế. Đi tu là quy Phật chỉ làm việc thiện giúp bá tánh chứ đâu phải đi làm ăn mà đòi tài sản riêng. Tóm lại luật không quy định thì nên lấy ý kiến chung của nhiều cơ quan đoàn thể và cá nhân trong xã hội mới kết luận chứ không thể nói luật không quy định thì quy về 1 điều luật nào đó là cực đoan.

 

Người gửi:  minh - Email:  myheartlytoyou@yahoo.com 

 

Tôi thấy một điều lạ là sao tiền công đức của người dân hiến cho chùa không mở tài khoản riêng cho chùa, như tài khoản doanh nghiệp lại đứng tên cá nhân. Một điều làm lạ nữa là tiền công đức nếu không dùng tới sao không đem đi làm từ thiện cho đúng nghĩa Từ bi. để giờ khi người chết lại thành ra là tranh chấp pháp lý như thế. Ở quê tôi cũng có trường hợp Chủ trì một chùa có tiếng ở Thái Bình, lấy tiền công đức của phật tử đem gửi vào ngân hàng mang tên người cháu. đến khi bị tai nạn mất trí người cháu tự dưng được hướng số tiền đó. mà số tiền đâu phải là ít cũng hơn 2 tỷ. Số tiền này thật sự là quá lớn nếu đem đi làm từ thiện sẽ giúp rất nhiều người vượt qua được khó khăn. Xác nhận thông tin: qua UBND xã Đông xá, Đông Hưng, Thái Bình.