Nghệ An: Tiểu thương kêu cứu vì xã thu phí chợ trên trời?

(Dân trí) - Cho rằng chợ được đầu tư với 100 % vốn hỗ trợ từ nước ngoài, tuy nhiên UBND xã vẫn ép đóng một khoản tiền quá lớn với danh nghĩa “tự nguyện”, vì vậy hàng chục tiểu thương chợ Hôm đã làm đơn kêu cứu.

Chợ Hôm xã Hợp Thành bị người dân tố nói một đàng làm một nẻo.

Chợ Hôm xã Hợp Thành bị người dân tố nói một đàng làm một nẻo.

UBND xã thu phí chợ trái quy định?

Cuối năm 2010 chợ Hôm, đóng trên địa bàn xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) được khởi công xây dựng mới nhằm đáp ứng như cầu trao đổi hàng hóa, kinh doanh của nhân dân trong vùng. Chợ được đầu tư với tổng kinh phí hơn 6,5 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ 100%. Với quy mô 64 ki ốt, 1 đình chính đảm bảo cho gần 400 tiểu thương hoạt động kinh doanh. Phía UBND xã là đơn vị được hưởng lợi, hoàn toàn không mất bất kỳ một khoản chi phí nào trong quá trình xây dựng.

Khi chợ được khánh thành và đi vào hoạt động tháng 6/2011, hàng trăm tiểu thương tại đây chưa kịp vui mừng vì có nơi ổn định để kinh doanh. Thì bất ngờ nhận được thông báo từ UBND xã Hợp Thành là đơn vị tiếp quản, khai thác, sử dụng yêu cầu mỗi tiểu thương đóng phí từ 8 - 11 triệu đồng nếu muốn hoạt động kinh doanh tại các ki ốt, và 6 - 9 triệu đồng cho mỗi gian hàng phía trong đình và lều.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không tự nguyện đóng phí.

Khoản thu phí này được UBND xã Hợp Thành giải thích nhằm phục vụ công tác duy tu bảo dưỡng, sữa chữa nếu chợ hư hỏng. Được cán bộ xã “tận tình” giải thích nên các tiểu thương đồng ý đóng với hình thức “tự nguyện” bằng hợp đồng 3 năm và nạp phí 1 lần.

Tuy nhiên, cũng từ tháng 6/2011 khi bắt đầu chuyển đến địa điểm mới để kinh doanh. Dù kiốt, lều, gian hàng có hư hỏng nhưng hầu hết các tiểu thương ở đây vẫn không được phía Ban quản lý chợ đến tu sửa như lời đã hứa. “Chúng tôi đến nhận gian ki ốt này đã thấy cửa bị hỏng dù có báo lên ban quản lý chợ họ cũng chẳng đến sữa chữa. Từ khi đến đây để kinh doanh chúng tôi cũng không thấy phía UBND hay Ban quản lý chợ sửa chữa cho ai bất kỳ một cái gì. Mọi người đều phải tự bỏ tiền ra tu sửa nếu hư hỏng. Vậy họ thu tiền của chúng tôi để làm gì?”, chị Phạm Thị Lý chủ một ki ốt bán đồ nhựa bất bình.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.

Bất bình trước mức thu quá cao các tiểu thương làm đơn kiến nghị lên các cơ quan cấp trên để có câu trả lời thỏa đáng nhất.

Sau khi hợp đồng 3 năm kết thúc, phía UBND xã Hợp Thành lại tiếp tục yêu cầu các tiểu thương tại đây đóng một khoản phí như cũ. Lại bằng một hợp đồng có thời hạn 3 năm và những khoản phí cả chục triệu đồng tiếp tục được UBND xã yêu cầu các tiểu thương đóng với hình thức “tự nguyện”.

“Chúng tôi kinh doanh ở đây làm gì lợi nhuận được cao như vậy mà cứ 3 năm họ lại bắt đóng phí một lần cả gần chục triệu đồng như thế. Tôi chưa có tiền đóng thì họ đến cưỡng chế quăng hết đồ của tôi ra ngoài”, nhìn mớ quần áo hỗn độn ngay trước quầy kiốt của mình chị Nguyễn Thị Hương chủ kiốt số 30 dãy DA2 bán quần áo phía trong chợ Hôm bức xúc.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.

Hàng trăm tiểu thương tại chợ Hôm xã Hợp Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) đang vô cùng bức xúc trước các khoản thu quá lớn dưới danh nghĩa “tự nguyện” mà phía UBND xã đề ra.

Mặc dù rất bất bình trước việc UBND xã áp đặt khoản trên trời bắt ép công việc kinh doanh. Một số tiểu thương tại đây vẫn chạy vạy vay mượn để đóng đủ các khoản phí mà xã yêu cầu để ổn định công việc kinh doanh.

Xã thu phí để xây công trình phúc lợi?

Tuy nhiên hàng chục tiểu thương khác không “cam chịu” đã làm đơn kiến nghị gửi các cơ quan chức năng cầu cứu. Đồng thời trực tiếp đối thoại với UBND xã Hợp Thành để có câu trả lời thỏa đáng. Mặc dù việc đối thoại vẫn chưa đi đến phương án thống nhất nhưng phía UBND xã Hợp Thành vẫn cương quyết truy thu của các hộ kinh doanh chưa đóng khoản phí “tự nguyện” này.

Sáng 11/8 những tiểu thương chưa đóng mức phí yêu cầu thì bị phía UBND xã cưỡng chế đưa hết hàng hóa ra khỏi ki ốt mà họ đang kinh doanh. Chị Nguyễn Thị Quy chủ ki ốt số 39 ấm ức: “Tôi chưa có tiền để đóng các khoản phí như phía xã yêu cầu thì sáng ra họ đến đưa tất cả hàng hóa của tôi ra và đóng cửa ki ốt không cho kinh doanh nữa. Chúng tôi mới đóng tiền cách đây 3 năm giờ lại đóng gần chục triệu nữa thì lấy tiền đâu mà đóng”.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.
Bà Phạm Thị Lý chủ ki ốt bán đồ nhựa bức xúc: “Tôi đến nhận ki ốt đã thấy cửa hỏng, gọi mãi không thấy ai đến sữa chữa, vậy họ thu phí để làm gì”.

Cùng bị “đóng ốt” vào sáng ngày 11/8 chị Lê Thị Hậu chủ ki ốt số 32 dãy DA2 cho biết: “Xã đưa cho chúng tôi một hợp đồng trong đó ghi rõ là “tự nguyện” chứ không phải tiền thuê, hay mua bán gì. Nếu đã tự nguyện thì phải để chúng tôi đóng góp theo đúng tinh thần đó chứ sao lại ép buộc rồi cưỡng chế như vậy. Nếu cưỡng chế chúng tôi ép phải đóng, thì trong hợp đồng phải ghi rõ chứ không được đề là tự nguyện như vậy”.

Tất cả các khoản phí cho những hộ kinh doanh tại đây mà UBND xã Hợp Thành yêu cầu thu của những hộ kinh doanh ở ki ốt từ 8 - 11 triệu đồng, những hộ phía trong đình từ 6 - 9 triệu đồng, các hộ phía lều quán thì phải thu từ 3 - 6 triệu đồng. Đều được rõ trong hợp đồng là “tự nguyện” một điều quá bất hợp lý khiến hàng chục tiểu thương tại đây vô cùng bức xúc. Như vậy những khoản thu “núp” cái danh “tự nguyện” bỗng dưng biến thành “ép buộc” từ hành động cưỡng chế của chính quyền địa phương.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.
Bản hợp đồng ghi là thuê ốt, lều, chỗ ngồi nhưng khi đóng tiền lại ghi rõ là “tự nguyện” khiến nhiều người thắc mắc.

Để làm rõ vấn đề trên chúng tôi có cuộc trao đổi với Hoàng Văn Lý - Chủ tịch UBND xã Hợp Thành. Ông Lý giải thích: “Việc thu phí ở chợ Hôm như trên được phía UBND xã họp nhiều lần, căn cứ các quyết định của UBND tỉnh, lập báo cáo tờ trình đầy đủ. Cơ sở để đưa ra mức thu là giữa vào mức độ thu nhập, quyền và nghĩa vụ của những hộ kinh doanh tại đây”.

Ông Lý còn cho biết thêm: Trước đây khi nhận bàn giao khai thác, quản lý và sự dụng chợ Hôm phía UBND xã cũng đã đầu tư gần 300 triệu đồng để tu bổ, xây dựng thêm một số lều quán, lắp đặt các trang thiết bị để chợ Hôm hoạt động ổn định. Số tiền còn lại đã sử dụng vào việc xây dựng các công trình phúc lợi khác cho toàn thể nhân dân trên địa bàn được hưởng. Tất cả những khoản thu chi này xã đều làm tờ trình đưa vào ngân sách thu chi hàng năm được công khai. Trước khi đưa ra hình thức thu phí như hiện tại phía UBND xã cũng đã tổ chức một hội nghị công khai với 152 hộ kinh doanh tại chợ Hôm để thống nhất.

Chị Nguyễn Thị Hường chủ ki ốt số 30 cũng bị cưỡng chế đóng ki ốt vì không
tự nguyện đóng phí.
 Ông Hoàng Văn Lý - Chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: “Xã thu phí như vậy dựa vào mức thu nhập, quyền và nghĩa vụ của các tiểu thương. Thu phí để làm các công trình phúc lợi”.

Tuy nhiên khi PV xin được cung cấp các hóa đơn chứng từ liên quan đến các khoản thu chi công khai về phí chợ Hôm thì ông chủ tịch UBND xã nói cán bộ liên quan đi vắng nên chưa thể cung cấp.

Hiện tại hàng chục hộ kinh doanh tại khu vực chợ Hôm xã Hợp Thành đang rất mong có câu trả lời thỏa đáng từ lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương liên quan. Để nghị UBND huyện Yên Thành sớm vào cuộc làm rõ để người dân tiếp tục kinh doanh buôn bán, ổn định đời sống.

Nguyễn Tình - Nguyễn Duy