Nếu Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác đó là việc làm đáng trân trọng
“Trong mỗi người đều tồn tại phần "con" và phần "người". Việc hiến xác của Nghĩa nếu thành sự thật thì đã thể hiện một việc làm đậm chất "người", đáng trân trọng. Dù ít ỏi nhưng nó làm cho cuộc sống đẹp hơn...”, bạn đọc với nickname Snow Sahara - Email: smallrose01@yahoo.com nêu ý kiến.
Bức thư đề nghị tử tù Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác của bác sĩ Khuất Duy Thái sau khi được VTC News đưa tin và Dân trí đăng lại đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía độc giả.
Đào Văn Cường - Email: yourfriend20030@yahoo.com
Thân xác chỉ là một phần nhỏ tạo nên con người. Tâm hồn mới là cái đáng để chúng ta quan tâm. Đề nghị của bác sĩ thực hết sức cao cả, nhân từ. Đó cũng chính là cách giải thoát duy nhất cho Nghĩa tới thời điểm hiện tại. Nếu các vị Phật nhìn thấy sự tự nguyện của Nghĩa nhất định tội của Nghĩa sẽ được tiêu tan và linh hồn cũng sẽ được siêu thoát. Nghiệp báo nhân quả của mỗi người không phải vô cớ mà sinh ra. Cái số của mỗi người đã đi theo từng quả báo đó. Điều quan trọng là Người ta đã biết xám hối, biết nhận ra cái tà của mình, biết đem chút ánh sáng cuối cùng trong tâm hồn để biến nó thành một hành động cụ thể cứu vớt cho người khác...
Tội thì cũng đã thành tội, người mất thì cũng đã mất...Vô lượng kiếp vẫn còn chưa chấm dứt với bất kỳ một ai trong tất cả chúng ta đâu...Cầu mong sẽ có một quyết định sáng suốt.
Nguyễn Khắc Chính - Chinhagribankbg@yahoo.com.vn
Tôi thấy ý kiến của Bác sĩ là rất có ý nghĩa, rất thực tế vì nếu Nghĩa và gia đình Nghĩa đồng ý với ý kiến này thì một phần sẽ giúp cho gia đình Nghĩa, những người thân của Nghĩa cảm thấy được sự chuộc tội với những gì Nghĩa đã gây ra. Mặt khác thân thể của Nghĩa sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho rất nhiều người, rất nhiều gia đình đang cần đến bộ phận cơ thể để thay thế. Dư luận xã hội chắc chắn sẽ tha thứ phần nào cho Nghĩa, Nghĩa ra đi sẽ thanh thản hơn rất nhiều. Tôi hy vọng Nghĩa và gia đình Nghĩa sẽ đồng ý với ý kiến của bác sĩ Khuất Duy Thái.
Pham Văn Lượng - Email: phamluongkt8@yahoo.com.vn
Em rất vui vì tấm lòng cao cả, một ý tưởng tuyệt vời của bác sĩ Khuyất Duy Thái đối với các bệnh nhân và cho cả tử tù Nguyễn Đức Nghĩa. Dù Nghĩa đã hối hận quá muộn màng nhưng thái độ ấy cần được chúng ta chú tâm hơn nhiều tử tù khác. Em hi vọng rằng Nghia vẫn giữ vững thai độ hối cải,giúp minh thỏa mái ra đi!
Vui Nguyễn - Email: vuihalong@yahoo.com
Theo tôi, đây là một ý kiến hay! Tuy nhiên cần nên nghiên cứu kỹ hơn: Liệu các mô tạng của người phạm tội sau khi ghép vào người khác chúng có bị ảnh hưởng đến hành vi của người được ghép các mô tạng đó không?
Nếu không bị ảnh hưởng. Tôi nghĩ người phạm tội sẽ phải chết theo quy định của Luật pháp nhưng vẫn sống trong lòng của người được hiến tặng, Song về mặt tâm lý xã hội những người được hiến tặng liệu có đồng ý với việc ghép nội tạng của tử tù không??? !!!
NGUYỄN THỊ KIM - Email: nguoi.thoi.hon.cho.toc@gmail.com
Việc bác sĩ Khuất Duy Thái gợi ý đề nghị tử tù Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác là một việc đầy tính nhân văn, mở rộng con đường giúp cho Nguyễn Đức Nghĩa khi bị tước mất cuộc sống vợi đi nỗi ân hận, gia đình nghĩa bớt đi phần nào sử tủi hổ. Tôi thật sự cám ơn bác sĩ Khuất Duy Thái với tấm lòng thật nhân từ mới có được những lời đề nghị này, mong rằng Nguyễn Đức Nghĩa cùng gia đình nên cân nhắc và quyết định một cách đúng đắn nhất .
Việc bác sĩ Khuất Duy Thái gợi ý đề nghị tử tù Nguyễn Đức Nghĩa hiến xác.
Hoa Chanh - Email: hoachanhh@gmail.com
Đọc bức thư BS Khuất Duy Thái gởi tòa soạn, tôi thực sự rất xúc động trước tấm lòng của Bác Sĩ. Tội ác gây ra không thể nào chuộc lại, như lời Nghĩa nói là anh ta dẫu chết nghìn lần cũng không thay đổi được, không "đáng tội" với những tội ác đã gây ra. Nhưng hiến xác để những phần tốt đẹp của cơ thể mình trở thành sự sống và hạnh phúc cho những người không may mắn sẽ trở thành một hành động thiết thực và nhân văn. Cái chết của Nghĩa sẽ bớt đi cái gọi là "đền tội". Cái chết đó và nghĩa cử hiến xác của Nghĩa cũng sẽ khiến xã hội lấy lại lòng tin vào sự tốt đẹp trên đời. Vậy thì ai còn tiếp tục nghĩ anh là 1 con người máu lạnh?
HOÀNG TIỂU BÌNH -Email: qbinh7999@yahoo.com.vn
Tôi nghĩ trong cuộc đời người ai cũng có cái sai lầm, nhưng biết mình sai là điều đáng quý. Việc hiến dâng nội tạng cứu người điều đó nên trân trọng. Cái gì đến đã đến cái gì đi đã đi, theo tôi nghĩ việc tặng nội tạng của Nghĩa là một điều vô giá. Thôi đã đến lúc mọi người chúng ta nên để những chuyện hôm qua vào quá khứ, để Nghĩa tự tọa nguyện thực hiện điều đẹp cho người cho đời & xã hội vì ngày mai. Dù một giây phút muộn màng còn hơn cả đời không biết.
do van doanh - Email: dovandoanh2@gmail.com
Tôi đồng ý. Nguyên nhân:
1. Việc làm đó là sự hối cải của phạm nhân, tư tưởng xấu đã được tẩy chay và thay vào đó là nhưng suy nghĩ tốt đẹp.
2. Con người Việt Nam có câu " Đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh kẻ chạy lại" câu này đã được ông cha ta thực hiện rồi mà (giặc xâm lược cũng được ông cha ta trả về). Chúng ta cũng nên có lòng khoan dung vị tha,.hãy tha thứ cho Nghĩa khi anh ấy đã nhận ra lỗi lầm của mình. Cái độc ác trong con người Nghĩa đã hết, nếu nó nảy sinh nhân nghĩa thì hãy để nó phát triển, mọi người hãy để Nghĩa làm việc thiện cuối đời mình nhé, tôi xin kêu gọi lòng vị tha của toàn thể dân tộc.
Đinh Hồng Hải - Email: DHH_IRA@yahoo.com
Tôi đồng tình với đề xuất của bác sĩ Khuất Duy Thái. Đây là một đề xuất rất nhân văn và hướng thiện. Hy vọng là Nghĩa và gia đình cùng các cơ quan pháp luật ủng hộ. Đề xuất này sẽ góp phần làm giảm nỗi kinh hoàng và cả nỗi đau của xã hội về vụ án. Vụ án nhanh chóng khép lại sẽ góp phần (nhỏ thôi) làm vợi nỗi niềm đau thương cho gia đình Linh, để bố mẹ, em trai Linh bắt đầu quãng đường khó khăn để trở lại cuộc sống hàng ngày. Tôi nghĩ Linh chắc cũng mong muốn bố mẹ, em trai mình được sống khỏe mạnh, học tập công tác...được thuận lợi. Với Nghĩa, không biết là thật lòng hay bài bản, hành động tại tòa của em, đối với tôi, là chấp nhận được. Nghĩa nên nghĩ đến gia đinh trong những quyết định cuối cùng của mình, em nhé.Tôi hy vọng các phóng viên sẽ giúp xã hội hiểu được căn nguyên vụ án một cách chính xác, trung thực để giúp mọi người, nhất là thế hệ trẻ, có thêm kinh nghiệm sống, để sống tốt, giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước có thêm các định hướng đúng đắn trong các sách lược. Chân thành cảm ơn bác sĩ Khuất Duy Thái cho tôi thấy được đạo lý nhân nghĩa, "đặc sản" tinh thần của người Việt Nam.
Bùi Thanh - Email: datnenq2@gmail.com
Một lời đề nghị rất ý nghĩa không chỉ cho tử tù Nguyễn Đức Nghĩa mà còn đáng để mỗi người trong chúng ta suy nghĩ một cách nghiêm túc về giá trị, ý nghĩa của cuộc sống! Nghĩa cũng đã, đang và sẽ phải trả giá cho tội ác của mình_ dù sao Nghĩa cũng là một đồng loại của chúng ta, hãy dành cho Nghĩa một sự khoan dung dù là ít ỏi trong tôi và các ban! Trách móc không làm cho người chết sống lại, không làm cho chúng ta tốt đẹp hơn, và càng khoét sâu vào nỗi đau của những người đang sống! Hãy cùng rút ra những bài học từ vụ án đau xót này! Quyết định là ở Nghĩa, và chúng ta nên tôn trọng quyết định đó! Xin cảm ơn bác sĩ Duy Thái về bài báo rất hay này! ( Sao báo chí ít những bài như thế này quá, sao con người mỗi chúng ta ích kỉ quá...)
Nguyễn Văn Hùng - Email: nguyenvanhung8@gmail.com
Theo tôi việc làm này là rất ý nghĩa. Vì mọi người phải hiểu rằng thể xác của Nghĩa chỉ là nơi chứa đựng linh hồn. Việc làm của Nghĩa đều do bộ não sai khiến chứ thể xác không có tội. Chúng ta nên thay đổi quan điểm về hiến xác không những ở tử tù mà còn ở đại bộ phận người dân vì theo quan niệm phương Đông - chết là phải toàn thây. Chúng ta nên học theo các nước phương Tây, đăng kí hiến nội tạng ngay cả khi còn khỏe mạnh đề phòng trường hợp tai nạn xảy ra. Anh Nghĩa nên hiến cả máu nữa bởi rất nhiều người cần máu sẽ thầm cảm ơn anh! Mong mọi người nhìn vấn đề từ mọi phía, trước thực trạng xã hội đang cần.
Quang Dung - Email: monkey.vnn@gmail.com
Đã có nhiều ý kiến bạn đọc đồng ý với ý kiến của bác sỹ Thái. Chắc chắn sẽ còn nhiều bạn đọc nữa thể hiện sự đồng tình, và tôi cũng đồng tình với bác sỹ, với các bạn.
Tôi chỉ muốn nói thêm rằng việc hiến mô và tạng sau khi chết là một việc làm vô cùng nhân đạo và cần thiết không chỉ cho những người bệnh cần mô, tạng để thay thế mà còn cho cả mục đích nghiên cứu khoa học.
Vậy tại sao lại giới hạn đối tượng hiến tặng là những người bị tước đi sự sống theo quyết định của toà án? Tại sao không mở rộng ra tất cả những người khác trong xã hội?
Về việc hiến mô và tạng, pháp luật của nhiều nước như Cộng hoà Pháp lựa chọn giải pháp "im lặng là đồng ý", nghĩa là: mỗi người đã đủ tuổi thành niên, nếu không thông báo với "cơ quan có thẩm quyền" rằng mình không đồng ý hiến mô tạng, thì coi như là họ đã đồng ý hiến; để lấy mô, tạng của người chết ở tuổi vị thành niên thì cần sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ.
"Cơ quan có thẩm quyền" ở đây là một uỷ ban quốc gia mà mọi người có thể dễ dàng liên hệ bằng thư điện tử hoặc bưu điện.
Việt Nam cũng đã có Luật về Hiến tặng mô tạng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2007, nhưng cơ chế thông báo này chưa được thiết lập.
Hy vọng nhân sự kiện này, dư luận xã hội sẽ có dịp để bàn luận thêm về một vấn đề quan trọng cho khoa học, nhân đạo cho người bệnh mà có thể nhiều người còn e ngại đề cập đến.