Mặt trái của Cơ chế tuyển dụng theo bằng cấp
Cơ chế tuyển dụng theo bằng cấp đã được nhiều nơi vận dụng trong nhiều năm qua. Bên cạnh những ưu điểm, cơ chế này cũng phát sinh nhiều bất cập.
Tuy nhiên, trong quá trình đi vào thực tế, cơ chế này đã bộc lộ những khiếm khuyết.
- Trước hết, tạo ra mặt trái của động cơ học tập, làm nảy sinh hiện tượng chạy điểm, mua điểm; thậm chí mua bằng dưới nhiều hình thức, nhất là đối với những người đã có chức, có quyền cần có tấm bằng để “hợp pháp hóa” chức vụ hoặc để tiếp tục “thăng quan tiến chức”. Nguy hại của việc mua điểm, mua bằng không chỉ là ở chỗ đánh giá không đúng thực chất mà còn ở sự suy giảm đạo đức, nhân cách.
Ý kiến của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail:thaolam@dantri.com.vn |
- Thứ ba, một sinh viên được điểm cao chưa hẳn đã là một sinh viên có năng lực chuyên môn tốt vì điều này còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của thầy giáo. Thông thường, một sinh viên muốn đạt điểm cao chỉ cần thuộc những điều thầy dạy, không cần đào sâu và tìm tòi sáng tạo (trừ khi thầy giáo dạy bộ môn là người thầy luôn gợi mở và khuyến khích học trò sáng tạo; phẩm chất này không phải người thầy nào cũng có).
- Thứ tư, khi khoa học ngày càng phát triển theo chiều sâu và có sự phân kỳ cao độ, người học nào muốn đào sâu nghiên cứu buộc lòng không thể quan tâm nhiều đến những môn học không liên quan nhiều với lĩnh vực chuyên môn của mình (thực chất của đào tạo chuyên ngành ngày nay là theo chiều sâu chứ không phải đào tạo theo bề rộng), do đó, điểm tổng kết các môn học khó đạt được kết quả đều là khá giỏi, tức bằng của họ sẽ không thuộc loại giỏi.
Với những hạn chế nói trên, cơ chế tuyển dụng theo bằng cấp nhiều khi dẫn tới sự sai lệch trong việc chọn người cho các cơ quan nhà nước. Do vậy, nên chăng đã đến lúc cần áp dụng việc tuyển dụng căn cứ trên năng lực thực tiễn? Việc tuyển dụng như vậy sẽ đánh giá đúng thực chất, và chọn được đúng người; nó cũng tạo động cơ đúng đắn cho người học bởi không học có thực chất thì lấy đâu ra kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn; hơn thế nó còn tạo ra sự năng động, sáng tạo, kết hợp tri thức sách vở và tri thức thu được qua hoạt động thực tiễn trong đời sống xã hội, bởi người học không quá bận tâm vào điểm các học phần.
Tuy nhiên để thực hiện được điều này cần thắt chặt khâu tuyển dụng, chẳng hạn: hình thức tuyển dụng phải bằng hội đồng, có thể qua nhiều vòng tuyển chọn; nội dung để người dự tuyển thực hiện phải làm sao thể hiện rõ năng lực thực chất. Hơn nữa, yếu tố hàng đầu quyết định việc tuyển chọn chính xác còn là năng lực, phẩm chất của những con người “cầm cân” trong hội đồng.
Ths.Nguyễn Mạnh Hà
Ban Tổ chức huyện uỷ Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh
LTS Dân trí - Nếu tuyển dụng hay đề bạt cán bộ chỉ dựa trên cơ sở bằng cấp thì khó tránh khỏi sự phiến diện, dễ dẫn tới sự đánh giá sai lệch do những hạn chế mà bài viết trên đã phân tích.
Muốn đánh giá đúng thực chất năng lực của những ứng viên tham gia tuyển dụng (hay đề bạt) cần dựa trên nhiều căn cứ mà bằng cấp chỉ là điều kiện ban đầu để xem xét. Cái quan trọng nhất là đánh giá được thực chất năng lực chuyên môn cũng như tiềm lực sáng tạo; ngoài ra cũng cần quan tâm đến phong cách ứng xử, mối quan hệ hợp tác với đồng nghiệp; trình độ hiểu biết chung về xã hội …
Vì vậy, cơ chế tuyển dụng (hay đề bạt) phải bao hàm những nội dung đánh giá nói trên bằng những phương pháp thớch hợp, trong đó nên coi trọng cả phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Mặt khác, muốn đạt được kết quả chuẩn xác, cũng cần thành lập được Hội đồng tuyển chọn gồm những thành viên đáng tin cậy, vừa công tâm và vừa có trình độ chuyên môn vững vàng.