Hà Nam:

Đề nghị xem xét dừng thi hành án chờ kháng nghị của VKSND Tối cao

(Dân trí) - "Vụ tranh chấp của gia đình bà Trần Thị Thúy (SN 1935) dù được xét xử theo thủ tục phúc thẩm nhưng nhiều điểm chưa sáng tỏ, cần xem xét lại, khi có kết luận cuối cùng của cấp có thẩm quyền thì mới nên thi hành án", luật sư Vi Văn Diện phân tích.

Theo phản ánh của gia đình bà Trần Thị Thúy (SN 1935), trú ở xóm Thống Nhất - Công Lý - Lý Nhân (Hà Nam) gửi báo Dân trí, gia đình bà đang sử dụng quản lý diện tích ao từ nhiều năm nay thì bỗng bị khởi kiện ra tòa đòi chia đất. Căn cứ để tòa thụ lý là diện tích được cấp sổ đỏ, tuy nhiên, hộ bà Thúy cho rằng sổ đỏ này được không đúng pháp luật.

Theo đó, diễn tiến sụ việc từ ngày 5/7/2012, bà Bùi Thị Dự (SN 1924), trú ở xóm Thống Nhất, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam đâm đơn kiện ra TAND huyện Lý Nhân đối với hộ bà Trần Thị Thúy đòi diện tích 1/2 chiếc ao gia đình bà Thúy đang quản lý, sử dụng khai thác từ năm 1955 đến nay.

Khu v
Khu vực đất ao xảy ra tranh chấp.

Nguồn gốc đất nêu trên của cụ Nguyễn Văn Mỡi để lại cho các con là Nguyễn Văn Miều (chồng bà Dự) và ông Nguyễn Văn Cầu (chồng bà Thúy) mỗi người 1/2 diện tích đất ao, nhưng sử dụng chung từ gia đoạn trước năm 1950 đến nay để thả bèo phục vụ chăn nuôi, nghĩa vụ thuế bên nào bên đó chịu.

Năm 1987 nhà nước cấp giấy chứng nhận tạm thời cho ông Miều và ông Cầu mỗi người 350m2 đất ao. Năm 1992, hai bên xảy ra tranh chấp. Sau đó gia đình bà Thúy tiếp tục sử dụng, khai thác và đóng thuế đất đối với toàn bộ diện tích 750m2 đất ao này.

Trong đơn khởi kiện, bà Bùi Thị Dự yêu cầu bà Trần Thị Thúy phải trả lại 375m2 diện tích đất ao này.

Bị đơn bà Trần Thị Thúy và người đại diện theo ủy quyền là anh Nguyễn Văn Dương (SN 1968), cho rằng nguồn gốc đất ao 750m2 tại thửa 110, tờ bản đồ số 11, năm 1998 là của cụ Nguyễn Văn Mỡi cho ông Nguyễn Văn Cầu (bố đẻ anh) vào giai đon trước năm 1955, không cho ông Nguyễn Văn Miều.

Khi còn sống, ông Cầu cũng không đồng ý cho ông Miều sử dụng 1/2 diện tích ao. Năm 1992 nhà nước giải quyết tranh chấp nhưng ông Cầu không đồng ý với kết quả và đến nay gia đình anh vẫn đang sử dụng toàn bộ diện tích đất ao này được xác lập quyền sở hữu theo Điều 247 BLDS. Vì vậy không chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

VKSND Tối cao đề nghị gia đình khiếu nại cung cấp hồ sơ sự việc.
VKSND Tối cao đề nghị gia đình khiếu nại cung cấp hồ sơ sự việc.
VKSND Tối cao đề nghị gia đình khiếu nại cung cấp hồ sơ sự việc.

Bản án dân sự sơ thẩm số 04 của TAND huyện Lý Nhân đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn buộc bà bà Thúy trả lại 1/2 diện tích đất ao mà gia đình vẫn đang sử dụng, đóng thuế nhiều năm nay. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 13 ngày 26/12/2012 TAND tỉnh Hà Nam tuyên giữ nguyên nội dung bản án sơ thẩm.

Ngày 23/4/2014, Chi cục Thi hành án Dân sự huyện Lý Nhân có quyết định số 02 cưỡng chế bàn giao diện tích 375m2 đất ao cho hộ bà Dự. Cho rằng bản án chưa xem xét hết toàn bộ quá trình sử dụng đất, gia đình bà Thúy đề nghị tạm dừng thi hành án đ cơ quan bảo vệ pháp luật có thời gian xem xét khách quan toàn bộ vụ án.

Theo gia đình bà Trần Thị Thúy, chiếc ao đã được gia đình quản lý, sử dụng từ nhiều năm nay, bỗng dưng gia đình bà Dự làm "sổ đỏ" và đi khởi kiện là chưa thấu lý đạt tình.

Anh Nguyễn Văn Dương, người đại diện hợp pháp cho bà Thúy cho biết, gia đình đã có đơn gửi VKSND Tối cao và ngày 22/4/2013, cơ quan này đã có văn bản yêu cầu cung cấp bản án để xem xét theo hình thức kháng nghị giám đốc thẩm và Vụ 5 thuộc VKSND Tối cao đang xem xét.

Lu
Luật sư Vi Văn Diện: Cơ quan thi hành án huyện Lý Nhân cần cân nhắc thấu đáo trước khi cưỡng chế thi hành án.

Theo quyết định cưỡng chế thi hành án của Chi cực Thi hành án Dân sự huyện Lý Nhân, ngày 6/5/2014 sẽ tiến hành cưỡng chế bàn giao, tuy nhiên, do gia đình bà Thúy chưa nhất trí với bản án nên có yêu cầu có thời gian để chờ quyết định từ VKSND Tối cao, xem xét bản án một cách công tâm khách quan.

Về sự việc, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh phân tích: Vụ án mặc dù đã được xét xử theo thủ tục phúc thẩm, án có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, có những tình tiết khách quan mới có thể làm thay đổi bản chất của vụ án, nếu như tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã xét xử vụ án chưa làm rõ có thể dẫn đến áp dụng sai quy định hoặc thiếu khách quan.

Cơ quan thi hành án biết được thì có thể yêu cầu giải thích bản án theo quy định, người khiếu nại, xin hoãn thi hành án phải chứng minh bản chất, chứng cứ khách quan để TAND Tối cao xem xét lại bản án theo thủ tục Giám đốc thẩm. Trong trường hợp này, hộ gia đình bà Thúy cho rằng việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình bà Dự là trái quy định thì cũng cần phải xem xét lại quy trình, thủ tục này vì có thể căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà tòa án quyết định bản án, trong trường hợp Giấy chứng nhận được cấp không hợp pháp thì dễ dẫn đến việc áp dụng sai và ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Thúy.

"Tôi cho rằng vụ việc này cần phải xem xét lại toàn bộ bản chất, chứng cứ khách quan và có trả lời, kết luận cuối cùng của cấp có thẩm quyền, quyết định Giám đốc thẩm của TAND Tối cao thì mới nên tiến hành cưỡng chế thi hành án. Cơ quan thi hành án huyện Lý Nhân cần bình tĩnh, xem xét mọi khía cạnh của vấn đề tránh vội vàng để xẩy ra tình huống sai phạm không thể khắc phục được sau khi thi hành án. Vậy nên đề nghị của hộ gia đình bà Thúy cũng cần được xem xét, cân nhắc và chấp nhận", luật sư Diện nói.

Anh Thế