Đánh trẻ gây thương tích: Giáo dục hay để xả stress?

(Dân trí) - Rất nhiều câu hỏi kèm theo sự bức xúc đặt ra xung quanh trường hợp cháu bé 11 tuổi ở Thừa Thiên - Huế ăn cắp tiền của cô ruột bị công an phường đánh bầm tím cơ thể phải nhập viện sau khi được phản ánh.

Với trường hợp cháu Ngô Đình Phát (SN 2000, học lớp 5 Trường Tiểu học Phường Đúc) bị hai đồng chí công an phường đưa vào phòng cách ly rồi thay nhau lấy dùi cui đánh vào đùi và mông, trong khi tay thì xách tai trái của Phát. Hai người này còn dùng chân đá vào hai bên đùi của Phát gây thương tích bị phanh phui khiến dư luận bức xúc, lên tiếng đưa sự việc này ra pháp luật.

 

“Nhìn bức ảnh mà thương xót quá. Đứa trẻ có phạm tội gì đi nữa cũng không ai có quyền đánh đến như vậy” - Buc xuc: abcdef@yahoo.com  

 

Dù thế nào thì cháu vẫn là một đứa trẻ. Ở tuổi đó nhiều cháu mắc lỗi mà chưa ý thức được việc mình làm. Có nhiều cách giáo dục, tại sao có thể làm như thế chứ? Nhìn cháu bé thật đáng thương” - Phạm Minh Huệ: phamminhhue1976@gmailn.com   

 

“Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Câu ấy vẫn có phần đúng nhưng không có nghĩa hành hạ trẻ em như vậy. Yêu cầu các cấp, ban ngành có liên quan xử lý nghiêm minh vụ việc này” - Nhật Minh: lenhatminh98@gmail.com   

  

“Dù sao cũng chỉ là đứa nhỏ, chưa có nhiều hiểu biết, cha mẹ đánh như vậy đã khó chấp nhận rồi huống chi là công an. Công an đại diện cho những người thực thi pháp luật, mạnh tay với 1 đứa nhỏ như vậy phải chăng là tỏ rõ sự bất lực trước hành vi của đứa nhỏ? ” - Not me: aq_8709@yahoo.com  

 

Đề nghị xử thật nghiêm hai đồng chí công an đã đánh cháu bé như vậy. Tôi tin tưởng vào sự nghiêm minh của pháp luật. Trẻ con còn bị đánh vậy, người lớn chắc đánh đến chết” -  ocxinh: congtuoc83@gmail.com  

 

Thật đau xót khi nhìn những vết thâm tím trên người cháu Phát, ừ thì cháu lấy trộm tiền là sai, ừ thì "thương cho roi cho vọt" nhưng với 1 cháu bé 11 tuổi  phải chịu sự đau đớn này mà người làm ra chuyện này không áy náy?không có chút suy nghĩ nào sao? Người đó có con không? thử hỏi nếu con người đó bị đánh như vậy họ cảm thấy như thế nào? 1 cán bộ công an mà có những hành xử vậy sao? Khẩn thiết yêu cầu các cơ quan chức năng điều tra làm rõ, kỷ luật nghiêm minh với những hành động sai phạm như thế này” - binhminh: binhminhsom@mail.com  

 

Đây gọi là HÀNH HẠ, NGƯỢC ĐÃI chứ không phải DẠY DỖ. Luật Quốc Tế nói chung và tình người nói riêng không có cách dạy dỗ bằng bạo lực với trẻ em” -  Phạm Bá Tuy: pbtuy86@gmail.com.vn  

 

Đọc xong bài viết về cháu bé 11 tuổi bị đánh tại Công an phường Thủy Xuân tôi thật phẫn nộ. Đây là cách dạy dỗ của Công an đối với 1 cháu bé hay là lợi dụng chức vụ để thỏa mãn chính mình. Tôi yêu cầu Luật pháp hãy xử nghiêm minh hành động hành hạ trẻ em để bảo vệ “quyền trẻ em” của nước Việt Nam” - tuyetthienan@gmail.com: tuyetthienan@gmail.com  

 

Trẻ e như búp trên cành” là tương lai của đất nước cho dù chúng có làm sai điều gì thì cũng không nên bạo hành như vậy, là người bảo vệ đời sống cho nhân dân, qua đây tôi thấy các cấp các ngành có trách nhiệm cần có biện pháp xử lý nghiêm những đối tượng này, để trẻ em không bị tổn thương” - Ngô việt phương: vietphuongvnp@gmail.com  
 
Đánh trẻ gây thương tích: Giáo dục hay để xả stress?     - 1

Ngô Đình Phát sau khi bị hai đồng chí công an phường giáo dục (Nguồn ảnh: Người lao động)

 

Nhưng bên cạnh đó cũng có không ít người cho rằng, trẻ hư thì phải nghiêm khắc ngay từ đầu. Và nếu thấy cần thiết đòn roi cũng không sao.

 

“Đánh bầm mông không sao đâu. Chỉ đau thôi. Trẻ con ăn trộm là phải răn dạy. Gia đình ko dạy được thì để các anh công an dạy. Chứ không đánh cho nó chừa thì sau này nó thành ăn cướp” - thach lan: lan.thach@yahoo.com.vn  

 

 Tôi thấy những đứa trẻ như thế này cần dạy dỗ nghiêm khắc. Mới 11 tuổi mà đã biết lấy trộm tiền mua điện thoại.Các bậc làm cha lam mẹ nên nghiêm khắc với con mình hơn nếu không sẽ hối hận không kịp. Công an phường đánh như vậy thì hơi quá tay đối với cháu bé” – quocminh: quocminh@yahoo.com 

 

Cha mẹ không biết dạy con, để xã hội dạy như vậy cũng đáng. Tuy cơ quan công an có sai nhưng gia đình cháu Phát cũng phải mang ơn vì sau này cháu sẽ không dám tái phạm vậy há chẳng phải là ngăn ngừa tội phạm sao? Công lý chỗ nào cần nhận định rõ, tuỳ thương tích của cháu Phát mà luận.

 

Ai nói cơ quan công an là vô cảm, biết bao trường hợp trẻ không được giáo dục tới nơi tới chôn mà xảy ra các vụ án thương tâm như vũ My sói vừa rồi, nếu My sói lần đầu phạm tội mà bị đập như vậy thử hỏi dám tái phạm hay không.

 

Bản thân tôi thấy vết thương của cháu Phát chỉ là bên ngoài chả có gì phải ầm ĩ, hồi bé tôi bị bố mẹ đánh còn thảm hơn mà có sao đâu. Chính sự yêu thương tương lai của cháu Phát nên các anh công an mới thay mặt bố mẹ cháu mà dạy cháu thôi. Xin mọi người hãy công tâm mà phán xét” - Học: nguoihoctro@gmail.com   

 

Không phải tôi cổ hủ như người xưa nhưng chúng ta cũng phải cần xem lại cách chúng ta dạy dỗ con cái, đừng hở ra bị đánh có 1 tý là đi thưa này thưa nọ người khác, không dạy dỗ cho đàng hoàng thì sớm muộn gì đứa trẻ đó lớn lên cũng đi ăn cướp, lúc đó không còn bị đánh ở  mông nữa mà sẽ bị đi tù đày thì đừng có trách. Xin các bậc phụ huynh đừng quá thương con cái nông cạn như thế, con ai mà không thương, 1gia đình không thể nuôi dạy được thì hãy để xã hội dạy dỗ cho” - võ hồ hồng luân: vohong_luan@yahoo.com   

 

Đã có rất nhiều diễn đàn, bài báo nghiên cứu, tranh luận về vấn đề dạy dỗ trẻ. Thậm chí các chuyên gia nước ngoài chuyên nghiên cứu về tâm lý trẻ em cũng được mời sang Việt Nam thảo luận, xây dựng ý kiến.

 

Tuy nhiên, đứng trước hàng loạt câu hỏi như Có nên sử dụng đòn roi trong giáo dục trẻ nhỏ?; Đòn roi có phải cách dạy con?; Trẻ hư có nên đánh không?... thì hầu hết các chuyện gia từ người Việt Nam cho đến nước ngoài đều có một quan điểm đồng nhất là “KHÔNG”.

 

Chúng tôi xin được trích dẫn nhận định của Chuyên gia tư vấn tâm lý Đoàn Bắc Việt Trân, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn Tâm lý Nối kết (được đăng trên Diễn đàn Thế giới cha mẹ):

 

“Ngày nay, phương pháp đòn roi không được khuyến khích dù là với bất cứ lý do và mục đích nào. Nhất là hiện tại, trẻ em được giáo dục rằng các em được bảo vệ bằng Quyền Trẻ em, trong đó có Quyền được an toàn và được bảo vệ...

 

Nghiêm khắc không đồng nghĩa với việc sử dụng bạo lực. Tôn trọng thể xác cũng chính là tôn trọng về mặt tinh thần cho đứa trẻ. Dùng tình cảm, bằng lời lẽ, các biện pháp xử phạt khác, có thể lâu có kết quả hơn nhưng điều đó giúp đứa bé có hướng tâm lý tốt hơn về tình thương, lòng bao dung và sự dịu dàng”.

 

Bách Linh