Công ty Môi trường đô thị Hà Nội trần tình trước hàng loạt sai phạm

(Dân trí) - Về tình trạng máy móc, thiết bị của dự án Đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải phát điện tại xã Nam Sơn do Công ty Urenco làm chủ đầu tư trị giá hàng triệu USD bị “đắp chiếu”, Thành ủy Hà Nội đã tổ chức họp báo làm rõ sai phạm.


Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải công nghiệp phát điện tại xã Nam Sơn (dự án NeDo) với tổng mức đầu tư lên ti hơn 612 tỷ đồng, được giao cho Cty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) làm chủ đầu tư, là một trong những dự án quan trọng của TP Hà Nội.

Tuy nhiên, dự án này đang trầy trật do bị chậm tiến độ. Sai phạm tại đây đưc các cơ quan chức năng xác định thuộc về Urenco, đơn vị chủ đầu tư dự án, cụ thể là sai phạm trong việc đấu thầu gói thầu số 1 dự án.

UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ trách nhiệm trong sai phạm tại Urenco.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo làm rõ trách nhiệm trong sai phạm tại Urenco.

Tại buổi thông tin báo chí chiều 5/8 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Xuân Huynh - Phó Tổng giám đốc Urenco thừa nhận, Việc thay đổi hình thức đấu thầu là nguyên nhân làm chậm tiến độ dự án. “Nếu chủ đầu tư làm đúng thủ tục (xin điều chỉnh kế hoạch đấu thầu xong mới mở thầu) thì sẽ chậm so với dự kiến một quy trình điều chỉnh (khoảng 2 tháng). Thế nhưng cái sai ở đây là chủ đầu tư lại không xin điều chỉnh mà vẫn tiến hành mở thầu. Khi mở thầu xong rồi thì vướng mắc mới nảy sinh, sai sót xảy ra như vậy dẫn tới việc giải quyết lúng túng, thời gian chậm bị kéo dài thêm”, ông Huynh nói.

“Sai sót sẽ bị xử lý, nhưng dự án vẫn phải được tháo gỡ để tiếp tục triển khai theo đúng tiến độ đã được phê duyệt điều chỉnh. Và chúng tôi cố gắng cùng với nhà thầu đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ”.

Về việc tại sao ngày 4/8/2014, chủ đầu tư là Urenco và nhà thầu là liên danh Cty Lilama 69-1 và Cimas vẫn chưa đi đến thống nhất các nội dung hợp đồng, ông Huynh cho biết, Urenco đang thương thảo hợp đồng với nhà thầu. “Còn chuyện nhà thầu bỏ về giữa chừng thì do còn nhiều tranh luận nên chúng tôi cần phải cẩn trọng để sau này thực hiện hợp đồng không có vướng mắc giữa hai bên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thương thảo và sẽ ký hợp đồng trong những ngày tới”.

Trong một tài liệu khác của gói thầu số 11 (Ủy thác nhập khẩu, bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa, thiết bị) mà Dân trí có được, ngày 24/5/2014, ông Phạm Ngọc Hải, Chủ tịch HĐTV Urenco đã ký kết luận của cuộc họp HĐTV, trong đó đề nghị UBND TP Hà Nội cho phép đấu thầu rộng rãi gói thầu này với kinh phí hơn 7,9 tỷ đồng.

Tuy nhiên, sau đó đúng 1 tháng, ngày 24/6/2014, đích thân ông Hải lại ký một thông báo của HĐTV: “Căn cứ đề xuất của Ban QLDA NeDo và tính cấp bách của dự án, HĐTV thống nhất lựa chọn Cty Đầu tư thương mại và dịch vụ quốc tế (Interserco) thực hiện gói thầu 11 theo phương thức chỉ định thầu và chấp thuận để GĐ Ban QLDA (ông Nguyễn Xuân Huynh - Phó TGĐ Urenco) ký hợp đồng nguyên tắc với Interserco”.

 Trong “Dự toán chi phí quản lý dự án NeDo”, chi phí thuê văn phòng làm việc đã 
 Trong “Dự toán chi phí quản lý dự án NeDo”, chi phí thuê văn phòng làm việc đã “ngốn” của dự án 480 triệu đồng.

 Trong “Dự toán chi phí quản lý dự án NeDo”, chi phí thuê văn phòng làm việc đã 
Tuy nhiên, điều khó hiểu phòng làm việc được dự toán thuê này lại là tận dụng phòng của công ty con thuộc Urenco.

Tuy nhiên, điều đáng nói là đến nay, hợp đồng giữa hai bên trong việc thực hiện gói thầu số 11 vẫn chưa được ký kết, trong khi đó, 95% khối lượng các thiết bị đã được Interserco thông quan và vận chuyển về công trường. Được biết, giá trị gói thầu qua thẩm định chỉ còn khoảng 4,6 tỷ đồng nên hai bên vẫn đang tranh cãi nhau về giá.

Về vấn đề này, ông Huynh thừa nhận, ngày 21/6/2013, thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu, trong đó có gói vận chuyển thiết bị. Theo vốn tạm tính thì giá trị là 7,9 tỷ đồng. Ngày 2/7 thì thiết bị đã về cảng nên chủ đầu tư đề xuất cho chỉ định thầu và chỉ định ngay một đơn vị có uy tín của thành phố là Interserco để thực hiện việc vận chuyển thiết bị. Trong tình huống đó thì phải làm như vậy.

Ngoài chuyện “lình xình” trong hợp đồng với Interserco, chỉ riêng trong “Dự toán chi phí quản lý dự án NeDo”, chi phí thuê văn phòng làm việc đã “ngốn” của dự án 480 triệu đồng. Tuy nhiên, theo các tài liệu mà Dân trí có được, dự án NeDo văn phòng được dự toán thuế với mức giá trên lại là tận dụng trụ sở làm việc là 2 căn phòng của một công ty con thuộc Urenco là Urenco 14 tại 212 Đê La Thành (Hà Nội) để làm việc.

Vẫn trong “Dự toán chi phí quản lý dự án”, các khoảng phụ cấp, lương, phụ cấp làm thêm giờ… của cán bộ Ban QLDA lên đến hơn 1,4 tỷ đồng. Trong khi đó, dự án bị chậm tiến độ hơn nửa năm nay, thiết bị máy móc trị giá hàng triệu USD nằm “đắp chiếu”. Điều đáng nói là hầu hết các cán bộ, từ lãnh đạo đến nhân viên của dự án, chủ yếu thực hiện kiêm nhiệm công tác, và đã được hưởng lương từ Công ty mẹ.

Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.

Anh Thế