Hà Nội:

"Công an phường "núp" bắt giao thông là hành vi phạm luật"

(Dân trí) - "Khi độc lập làm nhiệm vụ, công an phường chỉ được tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt với vị trí đứng phải ở nơi người tham gia giao thông đều có thể quan sát thấy", luật sư Phan Thị Lam Hồng phân tích.

Sau khi báo Điện tử Dân trí đưa thông tin về việc công an phường đứng trong ngõ “rình” bắt vi phạm giao thông, rất nhiều bạn đọc phản hồi quan tâm đến các quy định của pháp luật về thẩm quyền của Công an cấp phường, xã trong lĩnh vực xử phạt vi phạm giao thông.

Để rộng đưng dư lun, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với luật sư Phan Thị Lam Hồng - Phó trưởng VPLS Interla (Đoàn lut sư TP Hà Nội).

Thưa lut sư Phan Thị Lam Hồng, việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông hay của cả các lực lương khác?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo pháp luật quy định thì đây là nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông, tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, sẽ phải huy động đến lựcợng khác lực lượng cảnh sát khác và Công an xã để tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Theo quy định tại điều 3 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì việc huy động này chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết và do người có thẩm quyền quyết định bằng văn bản.

Luậ
Luật sư Phan Thị Lam Hồng: ''Công an phường "núp" bắt giao thông là hành vi phạm luật bất thường"

Lực lượng cảnh sát khác ở đây bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát bảo vệ, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Công an phụ trách xã, Công an phường.

Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ “Các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Lut sư có thể cho biết pháp luật quy định những lực lưng nào được phép xử phạt vi phạm giao thông?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì những lực lượng sau có thẩm quyền xử phạt:

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, Trưởng Công an các cấp (trừ Trưởng Công an cấp xã)

2. Cảnh sát giao thông đường bộ: đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

3. Cảnh sát giao thông đường sắt.

4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội

5. Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ đưc giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt.

6. Thanh tra giao thông vận tải, ngưi được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường bộ

7. Thanh tra giao thông vận tải, ngưi được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường

Ngoài ra, tại TP Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn có tổ công tác liên ngành 141.

Vậy Công an phường có được phép dừng xe vi phạm và được phép xử phạt trong những trường hợp cụ thể nào?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư s 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện nghị định số 27/2010/NĐ-CP thì “Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”. Như vậy, khi độc lập làm nhiệm vụ, Công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Công an phường Kim Giang đứng trong ngõ rình bắt vi phạm giao thông.
Công an phường đứng trong ngõ "rình" bắt vi phạm giao thông.

Công an phường có quyền dừng các phương tiện vi phạm giao thông trong các trường hợp: điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định; điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu, lưu thông đường cấm, ngược chiều; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông... hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Khi bị dừng phương tin, người dân có quyền được biết mình đã vi phạm về hành vi gì và lực lượng dừng xe có trách nhiệm thông báo về lỗi vi phạm. Nếu không chấp hành yêu cầu của lực lượng chức năng làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát về kiểm soát giấy tờ theo quy định thì bị xử phạt về hành vi “cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ” (quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP)

Theo Điều 70 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân thì Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Đội trưởng, Trạm trưởng có quyền phạt tiền đến 1.200.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Vị trí đứng quan sát của Công an phường khi đang tiến hành nhiệm vụ nói trên có bắt buộc không, hay họ có thể lựa chọn vị trí đứng theo điều kiện thực tế và ý chí chủ quan?

Luật sư Phan Thị Lam Hồng: Theo quy định của pháp luật thì Công an phường khi thực hiện nhiệm vụ phải đứng ở vị trí thích hợp thuộc phần đưng hướng xe cần kiểm soát đi tới. Vị trí này phải ở nơi mi người tham gia giao thông đều có thể quan sát thấy, không bị che khuất bởi cây cối, nhà cửa hay những thứ tương tự khác.

Sở dĩ có quy định như vậy bởi khi làm nhiệm vụ, ngoài việc kiên quyết xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm giao thông để làm gương và để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, việc có mặt của các chiến sĩ công an sẽ khiến cho người tham gia giao thông tự giác hơn do tâm lý sợ bị phạt, sợ bị mất thời gian khi phải giải quyết hệ quả do hành vi vi phạm giao thông của mình... từ đó sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành giao thông của đông đảo nhân dân. Công an phường "núp" bắt giao thông là hành vi phạm luật.

Ngoài ra chiến sĩ công an còn không đưc đeo kính màu đen, không nói chuyn riêng, không đọc sách báo, không nghe điện thoại, không hút thuốc lá, không đút tay vào túi quần, túi áo trong khi làm nhiệm vụ.

Đây là một hành vi liên quan trực tiếp không những đến hiệu quả khi thực hiện nhiệm vụ mà còn liên quan đến hình ảnh của người chiến sĩ công an trong mắt nhân dân, vì thế cần phải cương quyết xử lý nghiêm những vi phạm như thế này.

Xin cảm ơn lut sư!

Anh Thế

 

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm