Coi chừng "bạo lực" trong môn Văn?

(Dân trí) - Môn văn được xem là môn học góp phần bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, tình cảm thẩm mỹ bên cạnh giáo dục tri thức cho học sinh. Vậy mà, đôi khi người dạy phải giật mình vì những “tác dụng phụ” không mong muốn?

Một tác phẩm văn học chân chính bao giờ cũng thúc đẩy trong tâm hồn người đọc những tình cảm cao đẹp. Chúng ta không có gì luận bàn về giá trị truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) hay Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), truyện cổ tích Tấm Cám…Cái mà ba tác phẩm này hướng đến người đọc là tình người, là lẽ phải, là chủ nghĩa anh hùng, là tình yêu quê hương đất nước, là luật nhân quả công bằng kẻ ác phải đền tội…

 

Nhưng có điều, giữa cái giá trị tốt đẹp mà người dạy mong HS lĩnh hội trong tác phẩm với những điều mà các em vô thức bị tác động đôi khi lại là chuyện mà những người thầy khó ngờ tới.

 

Cái hệ lụy đằng sau những bài học cao đẹp mà 3 tác phẩm trên vô tình đem lại cho học sinh chính là bạo lực.
 
Coi chừng "bạo lực" trong môn Văn? - 1

Tấm Cám (nguồn ảnh internet)

 

Tâm lý lứa tuổi học sinh phổ thông vẫn chưa phải là người lớn, nhìn chung năng lực nhận thức vấn đề của các em không thể đạt sự chín chắn, hoàn chỉnh như người trưởng thành.
 

Người trưởng thành chúng ta khi đọc Chí Phèo hiểu rằng Nam Cao cố tình để cho Chí Phèo cầm dao giết Bá Kiến là gửi gắm thông điệp nhân văn. Rằng cần phải chấm hết thế lực cường hào để cho nhiều thân phận khác thoát khỏi cảnh tha hóa. Rằng đó là hành động của tên sát nhân (mà) lương thiện…

 

Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn

Và các thầy cô giáo lấy hết tâm huyết của mình hướng học sinh cảm thụ được điều đó. Nhưng sự thật là trong 3 tác phẩm này có bạo lực, và trong quá trình dạy chúng ta đề cao hành động cầm dao, giáo mác giết người và hành động trả thù của Tấm.
 
Dĩ nhiên là giết người vì lẽ phải. Nhưng có bao giờ những em học sinh được gọi là tay anh chị đánh bạn bè, hay cầm dao đâm bạn, thậm chí để “rửa hận” với thầy cô giáo, mà không tự cho là lẽ phải thuộc về mình?

 

Ở tuổi học trò, tâm hồn của các em chưa hoàn toàn đủ sức miễn nhiễm trước một hiện tượng, biết bóc tách lấy phần tốt đẹp để tiếp thu và loại bỏ đi phần tiêu cực.

 

Dẫu rằng tác phẩm Chí Phèo, Rừng xà nu, Tấm Cám có nhiều thông điệp cao đẹp, song khách quan mà nói hành động cầm giao giết người là một sự gợi ý (dù là vô thức) cho học sinh về bạo lực.

 

Điều này không phải lỗi của Nam Cao, Nguyễn Trung Thành hay của các thầy cô giáo dạy văn (2 nhà văn này không nghĩ rằng viết ra 2 tác phẩm trên là dành cho HS). Vấn đề là ở

Người lớn chúng ta luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất, trong sáng nhất để giáo dưỡng tâm hồn cho các em. Ở tuổi học trò, nhiều khi có những điều chúng ta rất mong các em tiếp nhận, học tập thì các em rất khó thực hiện hoặc không đạt được. Còn những gì chúng ta cấm cản, không mong muốn các em tiêm nhiễm thì HS lại “học tập” rất nhanh.

 

chỗ 3 tác phẩm này không phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em.

 

Người lớn chúng ta luôn mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất, trong sáng nhất để giáo dưỡng tâm hồn cho các em. Ở tuổi học trò, nhiều khi có những điều chúng ta rất mong các em tiếp nhận, học tập thì các em rất khó thực hiện hoặc không đạt được. Còn những gì chúng ta cấm cản, không mong muốn các em tiêm nhiễm thì HS lại “học tập” rất nhanh. Ví dụ như các trò nam sinh hay xem phim sex chẳng hạn.

 

Đối với người lớn chúng ta đọc Chí Phèo thì không cần phải có những lo sợ kiểu này. Còn đối với tâm hồn học sinh tuổi 16, 17 thì đem việc ca tụng hành động giết người của Chí Phèo đúng là nguy hiểm. Mà nhất là những em có đạo đức không tốt và có xu thế bạo lực thì chi tiết này càng là một gợi ý tai hại…nếu người dạy không có những đính chính thấu tình đạt lý.

 

So sánh với phim ảnh, game bạo lực đúng là điều này chẳng thấm vào đâu. Nhưng đó là thứ học sinh luôn ngầm hiểu là cha mẹ, thầy cô cấm kị. Còn trong trường hợp này, nhìn ở một góc độ nào đó, chẳng phải các thầy cô giáo đang “cổ súy” cho bạo lực đó sao?
 
Coi chừng "bạo lực" trong môn Văn? - 2

Chí Phèo (nguồn ảnh internet)

 

Đâu phải cái gì kết tinh từ tư tưởng dân gian cũng là viên ngọc toàn bích. Bất kì truyền thống của nền văn hóa nào ắt cũng có tinh hoa bên cạnh cặn bã của nó. Lấy tư tưởng Phật giáo ra làm chuẩn mực luân lí thì liệu cô Tấm xứng đáng được đánh giá là người thế nào?

 

Xã hội ngày nay không thiếu những chuyện đau thương diễn ra hàng ngày mà báo chí phản ánh. Một gia đình bất hạnh nào đấy có tình cảnh anh em tàn hại nhau kiểu Tấm Cám, thì không người cha mẹ nào mong con của mình sẽ cư xử như Tấm.

 

Ở Mỹ cũng như những nước phát triển Tây Âu, khoa học tâm lý rất được đề cao trong học đường. Giáo dục không chỉ tác động đến ý thức, tình cảm người học mà còn hướng đến vô thức, tiềm thức.
 
Để cho tâm thức HS thân thiện với thiên nhiên, người ta cố tình in bìa quyển sách hình con sông, hay rừng cây, ngọn núi. Một lớp 45 em đều đem sách, thế là họ tin rằng đã đem 45 dòng sông vào phòng học tạo cảm giác tươi mát…Đó là một kiểu của cách tác động vô thức theo khuynh hướng tích cực.

 

Đây chỉ là ý kiến cá nhân tôi để các thầy cô giáo có thể tham khảo.

 

                                                                        Hồ Hoàng Khải

                                 Trường THPT chuyên Lý Tự Trọng  Cần Thơ

 

LTS Dân trí - Qua nhiều vụ bạo lực học đường diễn ra những năm gần đây, những người lớn chúng ta, nhất là Thầy Cô giáo và các bậc cha mẹ nhiều khi phải tự đặt câu hỏi: vì sao học trò thời nay lại ngỗ ngược và sẵn sàng dùng bạo lực với bạn bè và cả thầy cô giáo?! Cách giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội có những điều gì đáng phải chê trách và cần khắc phục kịp thời.

 

Trả lời câu hỏi nói trên đã có nhiều tác giả luận bàn.

 

Riêng bài viết trên đây đưa ra một lời cảnh báo khá bất ngờ: “Coi chừng bạo lực trong môn Văn?” - một điều hầu như không ai nghĩ đến, nhưng đọc ý kiến tác giả nêu ra khiến chúng ta phải suy nghĩ. Quả thật, nếu thiếu sự quan tâm đầy đủ đến đặc tính và tâm lý của lứa tuổi học trò, lại thích thú với việc ca ngợi một chiều những tính cách nhân vật không phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các phẩm thuộc các thời kỳ trước đây như tác giả nêu lên làm ví dụ, thì e rằng có thể đem lại những hệ lụy bất ngờ, vô tình “cổ vũ” cho bạo lực bằng sự tiếp nhận vô thức của học trò.

 

Điều lo lắng đó có đúng không? Mong rằng  các độc giả, nhất là các thầy cô giáo dạy văn ở bậc học phổ thông phát biểu ý kiến của mình trên Diễn đàn Dân trí. Chúng tôi luôn tôn trọng những ý kiến đóng góp nhiều chiều của độc giả.