Có được nhận con nuôi là người nước ngoài không?

Khả Vân

(Dân trí) - Vợ chồng bạn thân tôi ở bên Úc tử vong do tai nạn giao thông, để lại con gái 4 tuổi. Lúc hấp hối, bạn có nguyện vọng nhờ tôi đón cháu về để nuôi, vậy tôi có thể nhận con nuôi người nước ngoài không?

Trả lời:

Luật sư Quách Thành Lực, Công ty luật Pháp trị cho biết: Nuôi con nuôi là việc xác lập quan hệ cha mẹ và con giữa người nhận nuôi con và người được làm con nuôi. Hành động này được pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho người được nhận làm con nuôi có được sự yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường tốt nhất.

Có được nhận con nuôi là người nước ngoài không? - 1

(Ảnh minh họa: Theo AFP).

Điều kiện nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Điều kiện của trẻ em được nhận làm con nuôi được quy định tại Điều 8 Luật Con nuôi 2010, cụ thể:

- Trẻ em dưới 16 tuổi;

- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc trong các trường hợp sau đây:

+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Điều kiện đối với người nhận con nuôi được quy định tại Điều 14 Luật Con nuôi 2010, cụ thể:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi

Đối với việc nuôi con nuôi là người nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi.

Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi người nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Trình tự thủ tục nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài

Bước 1: Người nhận con nuôi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi hồ sơ qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm đến Cục Con nuôi.

Bước 2: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp tiếp nhận hồ sơ của người xin nhận con nuôi, kiểm tra, xử lý hồ sơ, thẩm định và cho ý kiến để Sở Tư pháp hướng dẫn lập hồ sơ trẻ em.

Bước 3: Sở Tư pháp hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ đẻ/ người giám hộ lập hồ sơ trẻ em.

Bước 4: Cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha, mẹ đẻ/ người giám hộ hoàn tất 03 bộ hồ sơ trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp.

Bước 5: Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ trẻ em, thẩm định tính hợp pháp của hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ của người được nhận làm con nuôi, nếu cha hoặc mẹ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì lấy ý kiến của người còn lại.

Bước 6: Cục Con nuôi - Bộ Tư pháp thẩm định hồ sơ trẻ em, cho ý kiến để Sở Tư pháp hoàn tất thủ tục trình UBND tỉnh quyết định.

Bước 7: Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

Bước 8: Chủ tịch UBND tỉnh ký Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp.

Bước 9: Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi, đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch và tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

Thành phần hồ sơ nhận con nuôi

Hồ sơ của người nhận con nuôi

Theo Điều 31 Luật Nuôi con nuôi năm 2010. Hồ sơ của người nhận con nuôi thì hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

Hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài

Theo quy định tại Điều 32 Luật Nuôi con nuôi Hồ sơ bao gồm:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- 02 ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm