Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá

(Dân trí) - Đầm lầy Võ Xá nổi tiếng từ thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. “Sợ nhất Lũy Thầy, sợ nhì đầm lầy Võ Xá”, đó là nói về lịch sử. Tuy nhiên điều muốn bàn ở đây là hệ chuồn chuồn đặc trưng ở vùng đầm lầy này...

Đầm lầy Võ Xá ngày nay đã đổi thay căn bản với những ngôi nhà cao tầng lại mọc ngay nơi trước đây là vùng lầy thụt. Dấu tích còn lưu lại đến nay của vùng đầm lầy này là còn nhiều ao đầm, mương lạch - môi trường thuận tiện cho hệ chuồn chuồn phát triển.

 

Loài chuồn chuồn bay lượn trên mặt đất nhưng lại đẻ trứng phát triển ấu trùng nhờ vào môi trường nước. Bởi thế vùng đầm lầy Võ Xá có hệ chuồn chuồn phát triển khá đa dạng và phong phú. Có nhiều loài chuồn chuồn thông thường như chuồn Đá, Chuồn Ớt, chuồn Vàng…như nhiều nơi khác.

 

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý ở đây là sự có mặt nhiều loại chuồn chuồn không tên tuổi, hiếm lạ và đẹp mắt. Do chúng sống ở những nơi hoang vắng ao lầy thường nhút nhát, nên con người khó phát hiện.

 

Vùng đầm lầy Võ Xá là một đơn cử nói lên phần nào sự đa dạng hệ chuồn chuồn ở nước ta. Tuy nhiên hệ sinh thái vùng đầm lầy này đang ngày càng bị thu hẹp do sự phát triển của con người đe dọa đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật, trong đó có nhiều loài chuồn chuồn hiếm lạ mà có thể không nơi nào có. Phát hiện và bảo vệ sự đa dạng sinh học chính là 1 cách bảo vệ môi trường sống theo hướng bền vững.

 

Mang tên dựa theo hình dáng màu sắc, đây là cách để bạn đọc dễ hình dung:
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 1
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 2

1/. Chuồn “Hoàng đế” (dài 80 mm): là loài chuồn to lớn oai vệ nhất vùng này, có màu sắc đẹp rất hiếm thấy.
 

 

Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 3

2/. Chuồn Voi (tên gọi địa phương, dài 75 mm): loài chuồn này lớn, khỏe, số lượng khá nhiều thường tấn công các loài chuồn khác để ăn thịt.
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 4

 

3/. Chuồn “Cánh hoa” (dài 35 mm): là loài chuồn đặc trưng có nhiều ở vùng này, thân màu nâu đen, cánh màu hoa văn nâu đen và vàng.

Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 5


4/.  Chuồn “Lưng trắng” (dài 40 mm):  thân nâu, lưng và lưng đuôi màu trắng lạ hiếm thấy
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 6

 

5/. Chuồn “Khoang đuôi trắng”: thân đen, khoang đuôi trắng, lạ, rất hiếm thấy và khó tiếp cận
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 7

 

6/.  Chuồn “Đuôi đỏ”: thân đen có đuôi đỏ tươi, chân khoang đỏ, lạ và cực hiếm
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 8

 

7/.  Chuồn “Xanh lam” (dài 30 mm) : xen kẽ màu xanh lam (tím than) và đen, lạ và hiếm thấy

 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 9
8/ Chuồn “Mắt xanh” (dài 30 mm): đôi mắt lớn màu xanh, thân có khoang vằn xanh đen ít thấy
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 10

 

9/. Chuồn “Cánh trắng đen”: cánh khoang trắng đen, thân đen xám
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 11

 

10/. Chuồn “Đá tím” (dài 30 mm): thân màu đá tím hiếm thấy
 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 12

 

11/. Chuồn “Ớt lớn” (dài 45 mm):  thân màu đỏ, gốc cánh có màu đỏ

 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 13

12/. Chuồn “Tý hon” (dài 17 mm): rất nhỏ bé,  thân đỏ có khoang đen hiếm thấy

 
Chuồn chuồn hiếm lạ ở vùng đầm lầy Võ Xá - 14

13/.  Ngày hội chuồn “Báo mưa” thường xuất hiện nhiều vào mùa mưa.

 

(Quảng bình ngày 15 tháng 8 năm 2011)
 

Lê Văn Thưa 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm