Chen lấn nộp đơn học mẫu giáo: Bao giờ mới hết cảnh này

(Dân trí) - “Cháu lên ba là cháu đi mẫu giáo, nhưng hơi khó vì cháu không có trường, muốn có trường mẹ phải dậy từ sớm chen vào đăng ký ấy may ra mới có trường” - câu hát "chế" trong show Gặp nhau cuối năm lại nói tới vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục.

Từ nhiều năm nay, hiện tượng người người đua nhau xin cho con vào trường điểm quốc gia (từ mầm non cho đến tiểu học) đã tạo ra sự bát nháo, lộn xộn trước mỗi kỳ tuyển sinh. Điều đó đã vô tình làm mất cân bằng số lượng học sinh của từng trường. Có trường thì phụ huynh chen lấn, nhờ vả nhiều mối quan hệ để con có được một suất vào trường cho bằng được, trong khi đó có trường ra thông báo tuyển sinh đến chục lần cũng không đủ chỉ tiêu.
 
Chen lấn nộp đơn học mẫu giáo: Bao giờ mới hết cảnh này - 1

Trường Thành Công A chật cứng người xếp hàng xin học mầm non cho con vào tối qua 30/6. (Ảnh: Hoàng Lân)

 

Đã có không ít lần các kênh truyền thông đề cập đến câu chuyện dở khóc dở cười về việc xin con học mẫu giáo, rồi sau đó nhiều quy định được đưa ra nhằm chấn chỉnh hiện tượng này. Nhưng rồi thì vẫn đâu đóng đó. Mới đây nhất vào đêm 30/6, lại tái diễn hình ảnh phụ huynh xếp hàng dài từ đêm để xin học mẫu giáo cho con tại trường Thành Công A.

 

Chứng kiến cảnh tượng này, không ít người lắc đầu bày tỏ chán nản trước chuyện tưởng như rất khó tin này.

 
Đi đúng tuyến thì phải xếp hàng từ nửa đêm, còn trái tuyến thì ung dung đến giờ mang đơn và $$ đến là con được vào trường ngay. Bức xúc lắm nhưng biết kêu ai. Nói chung tất cả vẫn là vì tiền...” -  pham thi hang: hang.huy07@yahoo.com.vn  

 

Trẻ em là tương lai của đất nước", rồi thì "trẻ em như búp trên cành", có quyền được học hành và vui chơi.... Vậy mà tình trạng lo học kiểu như thời tem phiếu này vẫn xảy ra với một số nơi tại các thành phố lớn, khu công nghiệp. Rồi các cháu không được học ở trường công đó lại phải học ở các trường tư thục hay các trường được tự mở ra, với các bảo mẫu không được đào tạo chuyên nghiệp về kỹ năng nuôi dạy trẻ. Xong rồi có việc xảy ra lại kêu ca bảo mẫu hành hạ trẻ em, lúc đó mới lại này kia đau đầu nhiều ban ngành. Tôi nghĩ các ban ngành nên ngồi lại bàn với nhau, có hướng giải quyết tình trạng này sớm đi. Không thì sẽ có nhiều tài năng bị thui chột ngay từ cấp học mầm non đó.” - Nguyễn Thảo Nhi: nguyennhi@gmail.com   

 

Sang năm con mình đến tuổi đi học mẫu giáo nhưng nhìn cảnh này thì chắc cho con ở nhà và nhờ ông bà dạy thôi. Không biết bao giờ mới có thêm các trường mầm non cho các bé đây. Nhìn thủ đô của chúng ta còn quá nhiều đất bị bỏ hoang mới thấy được năng lực của mấy vị ở trên thế nào! Thật buồn!” - Hải Anh: hai.nh2210@gmail.com  

 

“Mọi người đặt câu hỏi làm gì vì trường đó đạt chuẩn quốc gia nên nhiều người trái tuyến đã đăng ký trước rồi. Phong bì vài triệu là không phải xếp hàng đâu. Tôi là một trong những phụ huynh đã từng đi xin học cho con đúng tuyến nhưng vẫn phải mất ăn, mất ngủ đấy...” -Trần thu hiền: tran_thuhien@yahoo.com  
 
Chen lấn nộp đơn học mẫu giáo: Bao giờ mới hết cảnh này - 2

3 giờ sáng 1/7, các phụ huynh vẫn bám trụ trước cổng trường mầm non Thành Công A để đề phòng có sự thay đổi về lập danh sách.

 

Đọc bài mà thấy tức! - Tiền rót vào giáo dục thì nhiều nhưng hạ tầng cơ sở thì quá lạc hậu. - Cách quản lý số lượng học sinh từng năm tại các quận hoặc phường rất là đơn giản (vì có các tổ dân phố, hội này, hội nọ hàng 6 tháng kiểm tra, bổ sung danh sách 1 lần). Từ đó, phòng giáo dục, sở giáo dục, các cấp tham mưu UBND và Bộ xin mở rộng, đầu tư nâng cấp trường lớp hoặc xây dựng thêm trường tuỳ theo nhu cầu và số lượng con em tại địa phương đến độ tuổi vào học. - Tăng cường giáo viên có chuyên môn, rải đều ra các quận nhằm tránh trường chọn, lớp tuyển

- Siết chặt kỷ luật đối với giáo viên vi phạm....
 
* LỜI KHUYÊN: Tôi thì gửi con vào trường mầm non khoảng 1,5 năm để cháu hoà nhập xã hội, hoà nhập cộng đồng, học cách múa hát, sinh hoạt. Cho đến 4-5 tuổi gửi con đến học kèm tại nhà các cô giáo đã về hưu cho đến khi cháu đủ tuổi vào lớp 1” - Hoàng Gia: royaldinh@hotmail.com  

 

“Nói chung giáo dục Việt Nam rất nực cười. Các bác cứ thử tính xem trong các trường điểm, lớp chọn thì học sinh trái tuyến đạt bao nhiêu phần trăm. Mà những con số đó chắc chắn không bao giờ phải xếp hàng như vậy cả” - thuan.nscd: thuan_tran_quoc@yahoo.com  

 

Thật sự ra đây là trách nhiệm của bộ GT-ĐT đã để các trường mầm non ra thể lệ trái chiều này. Gia đình học sinh ở địa phận nào thì được quyền đăng ký đi học ở địa phương đó. Nếu phụ huynh có quên đăng ký ...trường vẫn phải tạo điều kiện dễ dàng cho họ ghi tên con họ trước khi khai giảng hay sau khai giảng ...Đó mới là làm việc hết mình vì dân. 

 

Tôi thấy rằng, Bộ GT-ĐT cần ra thể chế đồng loạt để tất cả các trường mần non trên địa bàn tuân theo. Có thể chọn ngày trong tháng nào đó để phụ huynh lên trường đăng ký cho con của họ. Nếu các phụ huynh nào quên thì trường mầm non thuộc địa bàn đó gửi giấy nhắc phụ huynh đó đến đăng ký cho con em họ. Về việc gia đình nào có bao nhiêu người con đến tuổi đi học thì chuyện này bên công an họ nắm rất rõ qua hộ khẩu, thì bên công an chuyển danh sách các cháu đến trường mầm non ở địa bàn đó. Ngoài ra họ cần gửi danh sách cho bộ GD-ĐT để tránh trường hợp đằng này nói không nhận được danh sách.  Nói chung, một chuyện nhỏ như vậy mà đã làm phức tạp lên. Nếu mấy cháu mầm non hiểu được thì chắc các cháu nói:  Thôi con ở nhà tự học chờ đến lớp 1 xin đi học luôn ...” - Hoàng Nguyễn: hmnguyen71@gmail.com  

 

Tôi thấy thật bất bình cho những ai đổ lỗi cho phụ huynh chúng tôi là "dở hơi", khi chúng tôi có nguyện vọng chính đáng là cho con em được đi học đúng tuổi, đúng tuyến. Tôi cũng phải lo lắng khi con mình đến tuổi đi học mầm non, vì nơi tôi ở tình trạng xin học vào trường công cũng tương tự. Còn trường tư thì chúng tôi không có điều kiện cho con theo học vì học phí quá cao. Bất bình lắm. Tôi thấy dân mình nhiều người thật khổ vì ngay cả những nhu cầu chính đáng, tối thiểu mà sao cũng khó thế...” - nguyễn Hien: linhzin78@yahoo.com 

 

Đây là vấn đề quá bức xúc của nhân dân. Tôi ở HP cũng phải chầu chực để xin cho con học tại một trường ở ĐQB, cảnh như chạy tỵ nạn. Nhưng vấn đề là trường tuyển sinh 3 lớp, tất cả là khoảng 140 cháu, nhưng chỉ tiêu đúng tuyến thì chỉ có 70 cháu. Còn lại 70 cháu là trái tuyến và chạy tiền. Như vậy là HT và nhà trường kiếm tiền, thế thì HT mới giàu. Đây có phải là nhũng nhiễu, làm tiền bất chính không? Ăn cắp 1 triệu đồng là có thể đi tù, nhưng số "tiền đen" từ tuyển sinh thế này phải lên đến hàng trăm triệu thì sao? Như thế thì dân làm sao không khổ...” - Mr Thất vọng: minhasean82@yahoo.com.vn  

 

Có lẽ cảnh này chỉ có ở Việt Nam, chính xác hơn là các thành phố lớn. Người thì ngày càng nhiều mà trường mầm non không được phát triển thêm.

 

Vấn đề có thể là do những gia đình chưa có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội nhưng vẫn muốn cho con vào trường công thì đông là đương nhiên. Có lẽ các lãnh đạo duyệt quy hoạch trường mầm non, tiểu học... chưa tính đến đối tượng người nhập cư. Vì vậy, con em các gia đình diện này phải nhờ qua hộ khẩu gia đình nào đó có hộ khẩu để được vào trường công gần nhà.

 

Bài toán này chắc sẽ còn tiếp diễn nhiều năm nữa, chứ không chỉ có "tái diễn" -  Tran Nghi: trannghi2004@gmail.com    

 

Nguyện vọng được cho con học trường tốt, trường điểm của đa số phụ huynh không có gì là sai trái, vấn đề là ở chỗ quy hoạch giáo dục hiện nay ở ta vẫn chưa đồng bộ với đà gia tăng cư dân. Những khu vực dân cư ngày càng mọc lên và mở rộng, nhất là tại các đô thị, nhưng quy hoạch về các cơ sở hạ tầng liên quan thì quá ít nếu không muốn nói là thường không có.
 
Vậy con em các cư dân những khu đô thị mới, các khu vực được mở rộng... sẽ học tập, vui chơi ở đâu? Cầu lúc nào cũng vượt cung thì làm sao có thể xóa bỏ được hiện tượng phải chen chân xin học cho con cái từ bậc mẫu giáo "có lẽ chỉ có ở Việt Nam" như thế.
 

Bách Linh

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm